Hôm nay,  

Coi Chừng Trà Độc

11/10/201500:00:00(Xem: 4428)
Trà còn gọi là chè, theo thói quen người Bắc. Chữ trà là tiếng Sài Gòn, nghe như tiếng khà sau khi nhấp một hớp trà ngon.

Người xưa xem uống trà là thú vui tao nhã.

Thế cho nên, Truyện Kiều của cụ Nguyễn Du từng có những câu thơ đẹp mang hương vị trà, như:

Hương gây mùi nhớ, trà khan giọng tình...

Thơ tuyệt vời... Tương tự, một câu thơ khác của cụ Nguyễn:

Khi hương sớm khi trà trưa...

Thơ tuyệt vời, hình như trà gắn liền với thơ thì phải?

Nói một cách trần gian, trà có thể giúp an ủi chúng ta ở mọi khi vui buồn, mệt mỏi. Bạn thử vào quán hủ tiếu ở Chợ Lớn, ăn xong tô mì hay hủ tiếu là thấy cần tới một ly trà. Thực sự trà đó không ngon vì rẻ quá.

Nhưng khi có bạn từ Bảo Lộc xuống thăm, gửi tặng một gói trà, uống sẽ hết biết, bay bổng tuyệt vời. Khi đó, thức khuya đọc sách mà không có tách trà, chữ nghĩa trong sách như dường nhạt hơn.

Quý ông thường nói rằng nhan sắc phụ nữ không có sóng dữ, nhưng có thể dìm người. Ý nhắc tới một vế câu đối xưa, sắc bất ba đào dị nịch nhân.

Nhưng bây giờ, coi chừng, trà nguy hiểm hơn nhan sắc.

Nhà thơ Tú Xương đã từng viết:

Một trà, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó hại ta.
Chừa được cái gì hay cái nấy,
Có chăng chừa được rượu với trà!

Các cụ hiển nhiên là kỳ thị phụ nữ. Vì chính các cụ cũng ưa thích đàn bà đẹp, và hẳn là đã từng kỳ thị đàn bà có nhan sắc dưới trung bình.

Bây giờ các cụ mà nói thế là nguy nhé... vì trà bây giờ độc hại hơn nhiều thứ lắm. Vì hãy coi chừng trà ngấm độc ung thư.

Báo Xã Luận có bản tin tựa đề “Chè ngấm “độc” gây chấn động dư luận” trong đó, cho biết, rằng cac chuyên gia Đàì Loan nói rằng trà VN có đôc chất.

Báo Xã Luận viết:

“Thông tin phía đối tác Đài Loan (TQ) vừa trả lại 80 tấn chè cho các doanh nghiệp Lâm Đồng vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong sản phẩm vượt quá ngưỡng cho phép vào giữa tháng 7 vừa qua, và cũng với nguyên nhân trên, hơn 2.000 tấn chè khác của các doanh nghiệp Lâm Đồng hiện đang tồn kho, không thể xuất đi Đài Loan, một lần nữa gây chấn động dư luận.

Điều đáng nói, người trồng chè ở Lâm Đồng đã và đang bơi trong mê hồn trận thuốc BVTV, khi họ không thể biết sử dụng loại nào là “đúng ngưỡng”, loại nào là “vượt ngưỡng”…

Bây giờ thì chè của Lâm Đồng - địa phương dẫn đầu Việt Nam về diện tích và sản lượng với gần 24.000ha và 230.000 tấn/ năm, ngoài sự nổi tiếng đã kèm thêm tai tiếng với các cụm từ “chè bẩn”, chè “nhiễm độc”, thậm chí cả “chè dioxin” dù Lâm Đồng nói riêng và Nam Tây Nguyên nói chung không có hệ lụy với dioxin trong chiến tranh chống Mỹ. Đây không phải lần đầu chè Lâm Đồng bị đối tác từ chối vì dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, cụ thể dư lượng của hoạt chất fipronil vượt ngưỡng cho phép (trong năm 2014 và giữa 2015 có đến hàng trăm lô bị trả lại).

Và gần đây nhất trước “vụ” Đài Loan, chè của chúng ta khi xuất sang EU cũng bị từ chối bởi hai hoạt chất acetamiprid và imidacloprid. Cả 3 loại hoạt chất này có trên cây chè của Việt Nam đều được xếp vào nhóm “độc II”, theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)...”(ngưng trích)

Nhiều tới 2.000 tấn trà trả lại vì ngấm độc chất?

Có thể hình dung rằng trà này sẽ tuôn ra chợ Việt Nam, cho dân mình tha hồ uống trà bị chê này.

Nhà nước trước giờ cũng chẳng bận tâm bao nhiêu về sức khỏe của dân, vì cứ ỷ rằng dân ta có mình đồng da sắt.

Coi chừng trà nhé...

Thế rồi, thức khuya đọc sách làm sao nhỉ?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.