Hôm nay,  

Ùn Tắc Hay Ùn Ứ?

01/10/201500:00:00(Xem: 4012)

Kẹt xe là chuyện thê thảm hàng ngày ở Sài Gòn... nếu bạn bước ra ngoài phố. Nghĩa là, nếu không ra phố, bạn sẽ có một góc bình an ở nhà -- dĩ nhiên, trừ các nhà hoạt động dân chủ, không nơi nào họ được an ninh để bình an, kể cả khi đã qua đời, di họa cũng tới mấy đời con cháu... vì chính phủ Ba Đình thù dai lắm.

Có một câu hỏi: có phải chuyện kẹt xe là sản phẩm đặc thù xã hội chủ nghĩa? Vì hình như thời nào cũng có ùn tắc vậy.

Hãy nhớ tới thời bao cấp, ùn tắc là khi xếp hàng trước cửa tiệm mậu dịch để chờ trình sổ mua gạo.

Rồi tới chuyện tuyển dụng cán bộ huyện: kể cả văn bằng Cử nhân cũng vô ích, kể như là ùn ứ, vì đơn không được cứu xét, vì cả họ hàng quan chức rủ nhau vào đầy ghế quan huyện rồi.

Bản tin BBC kể về lời phát ngôn của ông Bùi Xuân Cường, Giám Đốc Sở Giao thông - Vận tải TP SG.

Bản tin nói, bình luận của tân giám đốc Sở Giao thông - Vận tải TP SG về tình trạng kẹt xe đang là đề tài bàn tán của cư dân mạng.

Hôm 30/9, ông Bùi Xuân Cường được báo VietnamNet dẫn lời: “Ùn tắc trên 30 phút được tính dựa trên tiêu chí là xe không di chuyển trong thời gian đó. Do đó, có thể hiểu rằng các vụ việc kẹt xe kéo dài thời gian qua chỉ là ùn ứ, vì xe vẫn có thể di chuyển nhúc nhích được”.

Phát ngôn này được ông Cường đưa ra trong cuộc họp báo định kỳ hôm 29/9.

Hôm 30/9, website của Sở Giao thông cũng đưa tin về sự kiện này nhưng chỉ nêu: “Giám đốc Sở Giao thông cho biết để giải quyết ùn tắc, không chỉ Sở Giao thông - Vận tải và cảnh sát giao thông mà ủy ban nhân dân các quận huyện cũng cần vào cuộc để giải quyết các tình trạng lấn chiếm lòng lề đường như hiện nay”.

BBC dẫn tin VietnamNet cho biết: “Tuy báo cáo 9 tháng đầu năm của Ban an toàn giao thông TP Hồ Chí Minh nêu không có vụ ùn tắc nào kéo dài trên 30 phút nhưng ở mục thống kê chi tiết các vụ ùn tắc giao thông lại có những vụ xảy ra hàng giờ liền. Chưa kể, một số vụ kẹt xe nghiêm trọng khác bị bỏ sót mà báo chí đã phản ánh”.

Tháng 5/2015, báo này đã ghi nhận một vụ kẹt xe suốt 10 tiếng, 'không thể nhúc nhích' ở các tuyến đường dẫn vào cảng Cát Lái.

BBC ghi nhận:

“Hôm 30/9, trên mạng xã hội, một nhà báo tại TP Hồ Chí Minh bình luận: “Phát ngôn của ông Cường cho thấy đang có xu hướng quan chức chuyển sang diễn hài”.

Luật sư Lê Công Định cũng chia sẻ một status trên Facebook: “Trong lúc rảnh hơi, tôi chợt nghĩ bộ môn tiêu hóa của ngành y có thể mượn hẳn hai thuật ngữ ùn tắc và ùn ứ theo cách diễn giải của ông Cường để đưa vào giáo trình và sách chuyên ngành”....”(ngưng trích)

Không, không hề diễn hài gì đâu. Đó chỉ là một phần sự thật. Có những cú ùn ứ kéo dài cả 70 năm nữa kìa. Thí dụ, về quyền lập hội.

Trang Bauxite VN torng lời đầu một baà viết đã ghi nhận:

Bauxite Việt Nam viết:

“Hiến pháp 1946 ghi rõ quyền lập Hội của mọi công dân Việt Nam nhưng đã 70 năm rồi, hễ ai nói đến lập Hội là Nhà nước CS lập tức giật mình, cho ngay An ninh vây bủa, gán bằng được người có ý tưởng đẹp đẽ đó là… phản động, để rồi tìm cách bắt tống giam họ, hoặc bật đèn xanh cho côn đồ hành hung họ, cắt đặt chúng rình rập quanh nhà họ năm này sang tháng khác. Cũng vậy, vài năm trước chính quyền CS Việt Nam đầu đơn xin bằng được LHQ cho ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền quốc tế, nhưng khi đã là thành viên chính thức trong Hội đồng danh giá ấy rồi, thì trong nước chẳng những người dân vẫn không thể nào “sờ” được vào một chút các thứ quyền đã ghi rành rành ở Hiến pháp, dù là Hiến pháp 1946 hay Hiến pháp 2013 cũng vậy, mà vào đúng ngày kỷ niệm 80 năm bản Tuyên ngôn Nhân quyền ra mắt, công an còn rải ra khắp nơi mọi chốn để truy đuổi bất kỳ người Việt nào muốn tìm đến với nhau nâng ly bia chúc mừng bản Tuyên ngôn lừng tiếng khắp thế giới này, cũng như bày tỏ niềm tự hào đối với tư cách thành viên Hội đồng Nhân quyền của Nhà nước chúng ta.

Những mâu thuẫn đến là cắc cớ như nói ở trên làm cả thế giới cũng như trong nước phải vò đầu bứt tai, không hiểu nổi vì sao. Xin thưa: đó chính là bản chất chuyên chính của chủ nghĩa cộng sản. Để cho người dân tỉnh thức về quyền tối thiêng liêng được làm người thì còn gì gọi là quyền của tập thể độc tài ngự trị trên dân và “phân phối” lợi ích với nhau trên lưng dân chúng nữa? Nguy hiểm lắm. Bởi vậy, có thể tin tháng 10 tới đây Quốc hội sẽ thông qua được một đạo luật về quyền lập Hội đúng nghĩa là quyền tự do lập hội hay không?”

Để xem, ông Bùi Xuân Cường, Giám Đốc Sở Giao thông - Vận tải TP SG, sẽ dùng chữ gì để mô tả về quyền lập hội đang bị ém từ 70 năm nay: Ùn tắc, hay ùn ứ? Hay sẽ bóp mũi dự luật này cho chết luôn ở cái gọi là Quốc hội...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.