Hôm nay,  

Thơ Và Ngôn Ngữ Dân Tộc

28/09/201500:00:00(Xem: 2568)

Hôm nay mời quý độc giả đọc mấy vần thơ từ các thi sĩ dân tộc thiểu số.

Đó là trên trang của nhà thơ Inrasara. Kể về một hội nghị thơ hồi tháng 5-2015.

Trích lời thi sĩ Inrasara về chủ đề như sau:

“Inrasara

Tôi xin nói ngay là, người thuyết trình ở Bàn tròn Văn chương không phải là kẻ biết nhiều nói với người biết ít hơn, mà là nêu vấn đề để cùng thảo luận, tương tác. Nêu lên sự khác biệt không phải so đo hơn kém, hay dở mà là cái KHÁC. Khác với những gì quen thuộc ta từng biết, từng làm, từng bàn. Tôi xin đi thẳng vào vấn đề.

Từ khi nhập cuộc văn chương tiếng Việt, các thế hệ thơ người Dân tộc Thiểu số liên tục xuất hiện, thuộc nhiều dân tộc và ở nhiều vùng miền khác nhau. Họ nói lên tiếng nói dân tộc và tâm cảm dân tộc mình, qua đó họ thể hiện bản sắc dân tộc và bản sắc vùng miền. Ở đó không ít tác giả sáng tác bằng tiếng mẹ đẻ: thơ tiếng Tày, Thái, Khmer, Cham… Tất cả làm giàu sang nền thơ Việt Nam đa dân tộc, với những cái khác lạ, độc đáo.

Đó là điểm chung. Từ điểm chung đó nảy sinh sự khác biệt mang tính dân tộc và vùng miền riêng. Đâu là khác biệt?

1. Trước hết, các nhà thơ người Dân tộc Thiểu số luôn khẳng định cá nhân qua bản thể dân tộc. Vương Anh với “Hoa trong Mường”, Lương Định là “Lời người cha lũng núi”, Pờ Sảo Mìn con trai người Padí qua “Cây hai ngàn lá”… Nhất là Dương Thuấn với Bản Hon và sông Năng của anh. Trần Wũ Khang ở miền Trung thì khác, nếu có đề cập gốc gác, anh nêu nó lên để đùa nghịch: “Thằng con hai dòng máu” [Cham Việt] (Quà tặng của Quỷ sứ, 2009).


Cạnh đó, sự khẳng định dân tộc và bản sắc còn được thể hiện rõ qua tên bài thơ ở các nhà thơ thuộc vùng miền khác nhau.

2. Lối nói dân dã và hiện đại. Thử phân tích giữa Bùi Tuyết Mai qua bài “Lưu khách” và Kiều Maily qua bài “Nhảy” (tác giả đọc):

Hãy dừng chân nhà em một đêm
Chỉ một đêm thôi
Cho con ngựa anh nghỉ ngơi
.
Hãy nán lại nhà em một đêm
Chỉ một đêm thôi
Cho con ngựa anh uống nước
.
Hãy nghỉ lại nhà em một đêm
Chỉ một đêm thôi
Cho con ngựa anh ăn vài đấu ngô thơm
.
Hãy ở lại nhà với em một đêm
Một đêm thôi…
Ta thấy nhà thơ nữ ở cực Nam Trung Bộ khác hẳn, rất hiện đại:
Giữa anh và em là vực thẳm
Mấy lần số cát bãi Nam Kương kia không thể lấp đầy
.
Giữa đôi mắt chúng ta là vực thẳm
Đắm đuối đến đâu cũng không thể đầy
.
Giữa thân thể chúng ta là vực thẳm
Ngàn nụ hôn cũng không thể làm đầy
.
Anh có muốn cùng em nhảy không?

3. Lối suy nghĩ và nhịp điệu. Nhiều nhà thơ có lối suy nghĩ rất mới, nhưng nhịp điệu thơ truyền thống vẫn được giữ lại. Hoàng Chiến Thắng:

Đứa trẻ bưng tuổi thơ
Chạy ngược
Tiếng rao vỡ vào phố đêm
… Người đàn bà cõng mưa
Che con
Tiếng đàn rong va vào ngõ phố (“Phố đêm”)...” (ngưng trích)

Tuyệt vời là thi ca.

Chỉ một đêm thôi.. sao mặn mà thế nhỉ. Giữa thân thể chúng ta là vực thẳm, sao cái nhìn của thi sĩ thấu suốt ba cõi như thế.

Và em bé bưng tuổi thơ. Hiển nhiên đời buồn muốn khóc.

Xin cảm ơn các thi sĩ trên đời này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.