Hôm nay,  

Số Phận 1 Ngôi Đình Cổ

15/06/200100:00:00(Xem: 5024)
Bạn,
Câu chuyện được kể với bạn trong thư này là chuyện về ngôi đình cổ của làng Phong Lệ (bao gồm 2 thôn Phong Nam, và Phong Bắc), thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (từ năm 1997, chính quyền CSVN tách huyện Hòa Vang ra khỏi tỉnh Quảng Nam, và chuyển huyện này vào địa bàn ngoại thành của Đà Nẵng). Ngôi đình này đã được xây cách đây 162 năm. Mới đây, dân làng đã vận động kinh phí để tu sửa đình nhưng chính quyền CSVN ở xã lại không đồng ý, và thế là dân làng ở trong thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Theo báo Tuổi Trẻ, trước 1945, làng Phong Lệ nổi tiếng cả VN về lễ hội mục đồng được tổ chức một năm một lần. Làng có một ngôi đình cổ kính nằm theo hướng Tây Nam trên địa phận thôn Phong Bắc. Đình được xây vào khoảng năm 1839, với tên gọi là Đình Mục Đồng. Đầu những năm 30 của thế kỷ trước, Pháp cho làm đường sắt xuyên Việt Nam chạy ngang trước mặt đình, thuật phong thủy cho là điều tối kỵ. Năm Bảo Đại thứ 9, sau những nỗ lực tột bậc, người dân làng Phong Lệ cũng dời được ngôi đình về cánh đồng phía Đông thuộc đất Phương Nam và tọa lạc yên ổn cho đến bây giờ. Về địa hình, chung quanh ngôi đình là một vùng đất cao đúng vị trí tiềm long cản thủy, nhìn thẳng Đông Hải, án ngự Ngũ Hoành Sơn theo sách vẫn gọi đó là an dân lạc nghiệp. Ngay trên cửa thông từ chính điện qua hậu tẩm của đình được đấp nổi ba chữ Anh khí chung (tiếng vang của làng Phong Lệ như tiếng chuông ngân). Sáu hàng cột đình đều có treo liễn đối. Liễn làm bằng gỗ mun, Hán tự thếp chữ vàng là những lời khen tặng khí chất ngôi đình của các bậc danh nhân Cao Bá Quát, Phan Bội Châu. Đình làng Phong Lệ vốn là nơi tế lễ cầu kinh cho mưa thuận gió hòa, lúa màu tươi tốt, lại nổi tiếng cả nước với lễ hội hát mục đồng mỗi năm một lần.

Báo Tuổi Trẻ cũng đã ghi lại một câu chuyện về những pho tượng Phật trong đình Phong Lệ phải tha phương cho đến tận bây giờ. Chiến tranh ác liệt, người thôn Phong Nam phải để ngôi đình của mục đồng nương nhờ cửa Phật. Năm pho tượng Phật bằng đồng đen được đem vào thờ trong đình, hàng ngày dùng tiếng kinh tiếng mõ để cầu an cho ngôi đình. Chiến tranh qua đi, ngôi đình chưa kịp trả về nguyên dạng thì đùng một cái những pho tượng phải ly tán trước làn sóng “bài trừ mê tín dị đoan” vào cuối những năm 1970 của thế kỷ 20. Một vài tượng được gửi nhờ trong một ngôi chùa bên xã Hòa Thọ, lại nghe có tượng phải lưu lạc qua bên kia bờ đông của sông Hàn, trong một ngôi chùa thuộc phường Mân Thái hay Thọ Quang gì đó.

Bạn,
Ông Nghĩa, người chuyên lo chuyện tiếp khách của làng, nói với phóng viên báo TT: “Phong Nam đâu có thờ Phật, nhưng ơn đức che chở ngôi đình thì không được phép quên. Xin chủ trương sửa đình, xã kêu không có kinh phí. Làng tự đi vận động. Người Phong Nam, Phong Bắc bây giờ thiếu gì kẻ tha hương ăn nên làm ra, một số lại có chức, có quyền nên việc vận động chỉ là chuyện đi gõ cửa. Những doanh nghiệp đưa khách vào làng cũng góp ít nhiều, còn lại là việc các tộc. Nhưng việc khó thì trùng trùng, hai mươi mấy năm đã trôi qua, trước muốn rước tượng về chẳng biết đặt vào đâu, giờ sửa được ngôi đình rồi cũng phải có chút lễ vật tại nơi đã cưu mang tượng mới rước về được. Lại càng không thể, vì phải còn chờ ý kiến của chính quyền xã.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.