Hôm nay,  

Số Phận 1 Ngôi Đình Cổ

15/06/200100:00:00(Xem: 5030)
Bạn,
Câu chuyện được kể với bạn trong thư này là chuyện về ngôi đình cổ của làng Phong Lệ (bao gồm 2 thôn Phong Nam, và Phong Bắc), thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (từ năm 1997, chính quyền CSVN tách huyện Hòa Vang ra khỏi tỉnh Quảng Nam, và chuyển huyện này vào địa bàn ngoại thành của Đà Nẵng). Ngôi đình này đã được xây cách đây 162 năm. Mới đây, dân làng đã vận động kinh phí để tu sửa đình nhưng chính quyền CSVN ở xã lại không đồng ý, và thế là dân làng ở trong thế “tiến thoái lưỡng nan”.

Theo báo Tuổi Trẻ, trước 1945, làng Phong Lệ nổi tiếng cả VN về lễ hội mục đồng được tổ chức một năm một lần. Làng có một ngôi đình cổ kính nằm theo hướng Tây Nam trên địa phận thôn Phong Bắc. Đình được xây vào khoảng năm 1839, với tên gọi là Đình Mục Đồng. Đầu những năm 30 của thế kỷ trước, Pháp cho làm đường sắt xuyên Việt Nam chạy ngang trước mặt đình, thuật phong thủy cho là điều tối kỵ. Năm Bảo Đại thứ 9, sau những nỗ lực tột bậc, người dân làng Phong Lệ cũng dời được ngôi đình về cánh đồng phía Đông thuộc đất Phương Nam và tọa lạc yên ổn cho đến bây giờ. Về địa hình, chung quanh ngôi đình là một vùng đất cao đúng vị trí tiềm long cản thủy, nhìn thẳng Đông Hải, án ngự Ngũ Hoành Sơn theo sách vẫn gọi đó là an dân lạc nghiệp. Ngay trên cửa thông từ chính điện qua hậu tẩm của đình được đấp nổi ba chữ Anh khí chung (tiếng vang của làng Phong Lệ như tiếng chuông ngân). Sáu hàng cột đình đều có treo liễn đối. Liễn làm bằng gỗ mun, Hán tự thếp chữ vàng là những lời khen tặng khí chất ngôi đình của các bậc danh nhân Cao Bá Quát, Phan Bội Châu. Đình làng Phong Lệ vốn là nơi tế lễ cầu kinh cho mưa thuận gió hòa, lúa màu tươi tốt, lại nổi tiếng cả nước với lễ hội hát mục đồng mỗi năm một lần.

Báo Tuổi Trẻ cũng đã ghi lại một câu chuyện về những pho tượng Phật trong đình Phong Lệ phải tha phương cho đến tận bây giờ. Chiến tranh ác liệt, người thôn Phong Nam phải để ngôi đình của mục đồng nương nhờ cửa Phật. Năm pho tượng Phật bằng đồng đen được đem vào thờ trong đình, hàng ngày dùng tiếng kinh tiếng mõ để cầu an cho ngôi đình. Chiến tranh qua đi, ngôi đình chưa kịp trả về nguyên dạng thì đùng một cái những pho tượng phải ly tán trước làn sóng “bài trừ mê tín dị đoan” vào cuối những năm 1970 của thế kỷ 20. Một vài tượng được gửi nhờ trong một ngôi chùa bên xã Hòa Thọ, lại nghe có tượng phải lưu lạc qua bên kia bờ đông của sông Hàn, trong một ngôi chùa thuộc phường Mân Thái hay Thọ Quang gì đó.

Bạn,
Ông Nghĩa, người chuyên lo chuyện tiếp khách của làng, nói với phóng viên báo TT: “Phong Nam đâu có thờ Phật, nhưng ơn đức che chở ngôi đình thì không được phép quên. Xin chủ trương sửa đình, xã kêu không có kinh phí. Làng tự đi vận động. Người Phong Nam, Phong Bắc bây giờ thiếu gì kẻ tha hương ăn nên làm ra, một số lại có chức, có quyền nên việc vận động chỉ là chuyện đi gõ cửa. Những doanh nghiệp đưa khách vào làng cũng góp ít nhiều, còn lại là việc các tộc. Nhưng việc khó thì trùng trùng, hai mươi mấy năm đã trôi qua, trước muốn rước tượng về chẳng biết đặt vào đâu, giờ sửa được ngôi đình rồi cũng phải có chút lễ vật tại nơi đã cưu mang tượng mới rước về được. Lại càng không thể, vì phải còn chờ ý kiến của chính quyền xã.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.