Hôm nay,  

Mưa Mùa Ngập Nước

17/09/201500:00:00(Xem: 4679)

Thê thảm là khi ngập nước. Mấy tuần qua, cả Sài Gòn, Hà Nội và một số thành phố lớn chịu đựng nước ngập. Hễ mưa là có chuyện với thủy thần.

Có phải vì biến đổi khí hậu? Hay vì hạ tầng thoát nước không đủ đối phó? Hay vì nước đổ xuống quá tải? Hay chỉ đơn giản vì trẻ em tới lúc cần nghịch nước và trời cũng chiều lòng? Hay, tất cả đều đúng?

Bản tin từ trang Vntinnhanh kể rằng Sài Gòn ngập úng là do cơn mưa lớn và hệ thống thoát nước cũ...

Bản tin ghi lời Đại diện Trung tâm chống ngập cho rằng, Sài Gòn ngập nước là do hệ thống thoát nước cũ được xây dựng từ trước năm 2005, khi chưa có khái niệm biến đổi khí hậu.

Giải thích về nguyên nhân khiến Sài Gòn ngập trong biển nước, ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng Quản lý hệ thống thoát nước Trung tâm điều hành chương trình chống ngập TP SG - cho biết, hệ thống cống ở nội đô chỉ được thiết kế để thoát nước với lượng mưa 86 mm kéo dài trong 3 giờ. Tuy nhiên, cơn mưa chiều tối qua có vũ lượng lên đến 142 mm, lại kéo dài nhiều giờ liền nên cống không thể thoát kịp.

Đại diện Trung tâm chống ngập còn nói thêm rằng hệ thống cống cũ được xây dựng từ trước năm 2005, khi chưa có khái niệm biến đổi khí hậu nên không đáp ứng được việc thoát nước.

Trung tâm cho biết sẽ tiếp tục nâng cấp hệ thống cống cũ đồng thời cải tạo, nạo vét kênh rạch để nâng khả năng thoát nước từ kênh ra sông. Bên cạnh đó, giải pháp hỗ trợ thoát nước tại chỗ như xây hồ điều tiết cũng đang được triển khai...

Nghĩa là, mưa tới nhanh hơn là phản ứngc ủa quan chức.

Thế nhưng, Biên Hòa thê thảm tới mức phải căng dây thừng vượt lũ về nhà...

Bản tin Zing kể hôm 16-9-2015:

“Nước lũ dâng cao, chảy xiết, nhấn chìm tuyến đường liên ấp ở Đồng Nai. Để về nhà, hàng trăm người dân phải căng dây, băng qua điểm ngập.

Chiều 16/9, cơn mưa tạm ngưng nhưng hàng trăm hộ dân tại ấp Miễu (xã Phước Tân, TP Biên Hòa, Đồng Nai) vẫn ngập sâu trong nước. Các tuyến đường tại khu vực này đều ngập 0,5-1,5 m.

Chiều cùng ngày, trường THCS xã Phước Tân buộc phải cho học sinh tạm nghỉ học để đảm bảo an toàn.

Anh Nguyễn Công Hùng, cư dân ấp Miễu cho biết, nước bắt đầu dâng cao, gây ngập vào đêm 15/9 sau cơn mưa kéo dài nhiều giờ. Đến rạng sáng nay, nước tràn vào tận nhà của hàng chục hộ dân trong ấp.


Các tuyến đường chìm dưới nước trong khi cầu Bà Cải (bắc qua Sông Buông) bị đổ sập đã biến khu dân cư tổ 8-9 ấp Miễu rơi vào tình trạng cô lập với khu vực bên ngoài. Lực lượng chức năng buộc phải sử dụng dây thừng làm “lan can” trên mặt nước ở những đoạn đường ngập sâu, nguy hiểm để người dân bám, vượt lũ.

Bản tin Zing ghi lời bà Nguyễn Thị Thủy, không đu dây thì bà không còn cách nào để về nhà. Nước ngập ngang ngực và chảy mạnh nên mỗi lần vượt qua dòng nước là một thách thức đầy nguy hiểm. "Lúc tôi từ chợ về, túi đựng thức ăn tuột khỏi tay rồi trôi mất. Tiếc của nhưng tôi đành chấp nhận vì nếu buông tay khỏi dây thừng là tôi cũng bị nước cuốn”, bà Thủy nói.

Một người dân cho hay, nước từ thượng nguồn sông Buông đổ về những con đường này tạo thành dòng chảy mạnh gây nguy hiểm. Để tránh đứt dây, mỗi lần băng qua dòng nước, họ đều chia thành nhóm nhỏ.

Bản tin Zing kể:

“Trận mưa gần một tuần trước khiến hàng trăm hộ dân ấp Miễu bị cô lập. Lực lượng công an xã Phước Tân phải sử dụng xuồng để tiếp cận nhà dân, đưa học sinh vượt lũ đến trường. Tuy nhiên, lần này, dòng nước chảy xiết nên ngành chức năng không thể dùng xuồng để tiếp cận.

“Đêm qua tôi và các con đã mất ngủ cả đêm canh nước lũ. Nền nhà kê cao hơn mặt đường gần 1 m nhưng nước vẫn tràn vào. Nếu trời đổ mưa, nước tiếp tục dâng thì không biết phải đi về đâu", cụ Phạm Thị Hiến (90 tuổi) ngồi trên chiếc giường bị nước ngập gần hết lo lắng nói.

Trong khi đó, nhiều người dân trong vùng bị cô lập đã vượt ra ngoài, thuê nhà trọ lánh nạn.

Ông Trần Hữu Hạnh, Trưởng Chi hội cựu chiến binh ấp Miễu (xã Phước Tân, TP Biên Hòa) cho biết, 200 hộ dân đang bị cô lập. Hiện, nước lũ tại địa phương vẫn chưa rút và có khả năng tiếp tục dâng nếu trời đổ mưa...”

Đành gọi là cộng nghiệp của dân mình thôi.

Chợt nhớ tới nhạc sĩ Phạm Đình Chương với ca khúc Hội Trùng Dương, những câu:

“Quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo, hè thời thiếu ăn. Trời rằng, trời hành cơn lụt mỗi năm, khiến đau thương thấm tràn, ngập Thuận An để lan biển khơi…”

Phải chăng đúng là trời hành?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.