Hôm nay,  

Rửa Tiền Tinh Vi

21/08/201500:00:00(Xem: 4380)
Tham nhũng tất nhiên là phải rửa tiền... vì rủi khi bị lộ, cũng khó bị tịch thu tài sản.

Đó là lý do, cán bộ nhận hối lộ qua hình thức để cho vợ, con nhận quà sinh nhật, quà Tết, quà trung thu... Nghĩa là, các dịp lễ giao tế của xã hội, vợ con cán bộ nhận quà, không bị nghi ngờ...

Cũng như thế, hình thức hối lộ qua tình dục, nộp gái gọi cho cán bộ đi tour ngoaì nưóớc, hay nâng đỡ con cấp trn vào các vị trí quyền lực... cũng là tham nhũng ở hình thức tinh vi.

Dù vậy, tuyệt vời nhât vẫn là tiền mặt... vì trên tiền mặt, trên giấy đôla xanh không có dấu ấn một ai cả.

Tham nhũng tất giỏi rửa tiền vậy. Theo định nghĩa, rửa tiền là hành vi của cá nhân hay tổ chức tìm cách tạo ra vẻ bên ngoài hợp pháp cho các khoản tiền hoặc tài sản khác có được từ hành vi phạm tội.

Rửa tiền không chỉ giúp cho tội phạm che giấu được nguồn gốc của những khoản tiền bất hợp pháp mà còn tạo ra cơ sở cho chúng hưởng thụ và sử dụng những đồng tiền đã được tẩy rửa để phục vụ cho những hoạt động tội phạm khác.

Riêng tại Việt Nam, tiền mặt là một ngõ để rửa tiền. Bản tin “Rửa tiền từ tham nhũng diễn ra ở nhiều lĩnh vực” của mạng Infonet ghi nhận hiện tình VN:

“Thói quen dùng tiền mặt cũng như hạ tầng thanh toán chưa hoàn thiện là kẽ hở để “tiền bẩn” có được từ tham nhũng nhanh chóng được rửa thành “tiền sạch”.

Theo TS. Đinh Văn Minh, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Thanh tra mỗi khi mua bán những thứ có giá trị lớn là người dân có thể mang cả bao tải tiền để mua và coi đó là chuyện bình thường. Đã giao dịch bằng tiền mặt thì cơ quan thanh tra không thể kiểm soát, bởi vì “tiền trao cháo múc” rồi rất khó để xác định.

“Trong khi đó, nếu chúng ta thực hiện các giao dịch qua ngân hàng, chắc chắn sẽ để lại các dấu vết từ giao dịch. Như vậy sẽ kiểm soát được hành vi rửa tiền. Còn như hiện nay mọi giao dịch có giá trị lớn đều theo phương thức tiền mặt được chuyển từ nhà nọ sang nhà kia thì không ai biết được,” TS. Đinh Văn Minh nói...”(ngưng trích)

Tuy nhiên, nan đề rằng khi chống tham nhũng, không thu tiền về được, vậy thì chống tham nhũng làm chi... Có phải: hãy để mặc tham nhũng, vì cũng là một cách để nuôi cán bộ, làm cho cán bộ trung thành với chế độ?

Bản có tựa đề “Không thu được tiền thì chống tham nhũng làm gì?” trên báo Petro Times/Năng Lượng Mới hôm 20-8-2015 ghi nhận:

“Theo báo cáo của Tổng Thanh tra Chính phủ, tài sản tiền bạc thu được qua các vụ án tham nhũng và qua công tác thanh tra, kiểm tra là cực kỳ thấp. Hình như cho đến nay chưa có môt cán bộ nào khi bị đưa ra xét xử mà lại bị mất sạch nhà cửa.

Nhiều vụ án người ta kết án kẻ tham nhũng phải nộp một số tiền khá lớn, thậm chí hàng trăm tỉ như trường hợp ông Phạm Thanh Bình ở Vinashin, nhưng cho đến nay, Nhà nước không thu về được đồng nào.

Theo các nhà nghiên cứu, thiệt hại về tài sản do tham nhũng gây ra ngày càng lớn. Trong khi đó, công tác đấu tranh, thu hồi tài sản tham nhũng (TSTN) còn nhiều bất cập, tỷ lệ thu hồi còn thấp. Năm 2013 tỷ lệ số tiền, TSTN thu hồi đạt được chưa đến 10%; năm 2014 đạt trên 22%, không bõ bèn gì so với số tiền, tài sản thực tế bị tham nhũng.

Chắc chắn rằng ở Việt Nam cho đến nay chưa có một kẻ tham nhũng mà vợ con phải ra vỉa hè. Và hầu hết việc tuyên án phải nộp lại tiền bạc cũng là tuyên cho có mà thôi, còn việc thu hồi tài sản tham nhũng hầu như là không thể.

Ô hay, thế này thì chống tham nhũng để làm gì! Nếu chống tham nhũng mà không thu tài sản, không bắt kẻ tham nhũng phải trả giá đau đớn thì người ta sẵn sàng tiếp tục tham những để “hy sinh đời bố củng cố đời con”, sẵn sàng tham nhũng để ở tù 5-10 năm và sau khi ra tù lại vênh vang áo mũ, và tiêu tiền như ném qua cửa sổ.

Và thậm chí những kẻ tham nhũng khi có tiền thì trong trại giam cũng sống một cuộc sống khác.

Chúng ta cứ nói chống tham nhũng nhưng nếu như không làm cho những kẻ tham nhũng hoặc đang có ý đồ tham nhũng hiểu rằng, chúng ăn cắp 1 đồng thì phải trả 10 đồng và bản thân kẻ tham nhũng đã phải chịu xử lý của pháp luật thì người thân của chúng cũng phải trả giá cho việc này. Có thế mới đủ sức răn đe. Để bất cứ khi nào có kẻ muốn tham nhũng thì phải nghĩ tới hậu quả, mà vợ con chúng phải gánh chịu ngay tức khắc...”(ngưng trích)

Nan đề này cần được suy nghĩ...

Vì huy động một cuộc điều tra để chống tham nhũng, là tốn tiền, tốn nhân lực, tốn thì giờ... Nếu không thu tiền về cho ngân sách từ các hồ sơ tham nhũng, hóa ra là chính phủ tốn tiền nhiều thêm...

Và rồi, chẳng cán bộ tham nhũng nào sợ cả...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.