Hôm nay,  

Trại Nhục Hình

8/22/200100:00:00(View: 5997)
Bạn,
Theo báo Tuổi Trẻ, cách đây hơn 4 tháng, một thanh niên gian cai nghiện tại một trung tâm ở tỉnh Bình Phước (tách từ tỉnh Sông Bé) đã bị một toán nhân viên bảo vệ và nhóm đầu gấu (cũng là dân cai nghiện) của trung tâm này đánh cho đến chết. Phải đến 4 tháng sau, sau nhiều đơn tố cáo của gia đình nạn nhân, đoàn thanh tra liên ngành CSVN của tỉnh này mới tiến hành điều tra, và công an CSVN địa phương mới lập thủ tục truy tố 5 nhân viên bảo vệ của trung tâm về tội cố ý đánh chết người. Sau vụ án này, công luận mới được biết cái trung tâm được gọi là “trung tâm Giáo dục lao động và tạo việc làm tỉnh Bình Phước” là một trại nhục hình, đày đọa con người, thay vì giáo dục như cái tên gọi. Trung tâm này được thành lập từ năm 1983, ban đầu thuộc tỉnh Bình Dương, đến năm 1997 thì thuộc tỉnh Bình Phước do tách tỉnh. Từ đó đến nay, đã tiếp nhận 865 người (CSVN gọi là học viên) đến cai nghiện, gồm 2 thành phần: cưỡng bức và tự nguyện. Việc đánh đập, nhục hình dân cai nghiện tại trung tâm này xảy ra nhiều năm nay và ngày càng trầm trọng. Báo TT đã ghi lại một số vụ như sau.

Một học viên cho biết trong vụ thanh niên bị đánh chết nói ở trên, trước mặt bác sĩ của trung tâm, một học viên loại côn đồ đã dùng điếu thuốc cháy bỏ dí vào gan bàn chân Thuận. Chừng không thấy phản ứng gì, nạn nhân được xác định là đã chết. Ở trung tâm này, điếu thuốc cháy đỏ không chỉ làm nhiệm vụ giám định y tế mà còn được sử dụng vào việc trừng phạt học viên. Một lần phát hiện một học viên nữ lén hút thuốc lá, bảo vệ Võ Văn Rãi đã dùng cây sắt được bọc ngoài bằng ống nhựa quất thẳng vào chân, bắt cô này quỳ gối và hút thuốc. Rãi đốt từng điếu thuốc lá một, nhét vào mồm nữ học viên. Và cứ như thế, Rãi lèn chặt 20 điếu thuốc lá vào mồm cô. Trước đó, vào năm 1998, khi phát hiện 12 học viên nữ có hành vi trốn khỏi trung tâm, bảo vệ bắt được đã có những hành vi nhục hình như sởn tóc, treo ngược lên xà nhà, chích thuốc vào người. Phải nói các hành vi bạo lực, nhục hình học viên tại trung tâm này xảy ra muôn hình, muôn vẻ. Các bảo vệ dùng rựa, báng súng, dùng cây gỗ, roi điện chém, đánh đập, trừng trị học viên là chuyện thường tình như cơm bữa. Không chỉ các nhân viên của trung tâm mới thể hiện năng lực bằng hành vi đánh người mà ngay cả giám đốc Khuất Duy Hưng, phó giám đốc Nguyễn Thị Oanh cũng tham gia cách giáo dục này. Phó giám đốc Oanh cũng từng dùng dép lê đánh thẳng vào mặt một học viên khi người này bị treo ngược giò trong phòng biệt giam. Không chỉ người của trung tâm thi hành công vụ mà trung tâm cũng cho các học viên dạy nhau theo kiểu côn đồ: các học viên mới vào phải chịu cảnh xin đểu, một hình thức trấn lột và cảnh sinh hoạt chào phòng, tức là ăn đòn tập thể.

Bạn,
Cũng theo báo TT, trong thời gian ở trung tâm, dân cai nghiện không những bị đánh đập, mà còn phải lao động nặng nhọc cho trung tâm, làm việc nhà cho giám đốc, phó giám đốc và các “thân hữu” của ban giám đốc trại. Theo cáo giác của dân cai nghiện ở trung tâm này, từ năm 1995-1997, có 22 ngườibị giữ tư trang, gồm nhiều nhẫn vàng, vòng đeo cổ, lục lạc đeo tay, bông tai, đồng hồ, lắc tay, dây chuyền vàng. Toàn bộ tư trang của học viên, trung tâm giao cho bác sĩ trung tâm tên là Lê Thúc Đề quản lý. Và cách quản lý của ông bác sĩ này là đem ra tiệm vàng Chơn Thành để bán lấy tiền bỏ túi xài riêng.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tình hình nhân quyền Việt Nam qua hô sơ Formosa lộ rõ màu sắc búa liềm rồi... bất kể thế giới phản đôi. Trong khi đó, có nghi vấn vi cá mập mua là không có giấy phép?
Vậy là y hệt như phim cao bồi bắn súng, bất bình là rút súng ra pằng pằng… Vậy mà, khi công an hỏi tới, hóa ra là súng nhựa. Hay, có phải công an chạy tội cho người khoe súng chăng?
Trong khi Biển Đông sôi động, sóng gió không ngừng, các quan chức ngoaị giao Việt Nam vẫn tưng bừng thu vén cả những món hàng thế giới ngăn cấm, thế là vi cá mập phơi đầy trên maí nhà sứ quán...
Hôm 19/1/2018 vừa qua là tròn 44 năm ngày Hoàng Sa bị Hải quân Trung Quốc đánh chiếm. Trận Hải chiến Hoàng Sa xảy ra ngày 19 tháng 1 năm 1974.
Vậy là thê thảm cho công nhân thủy nông Hà Nội, gần 3 năm bị nợ lương mà kêu hoài vẫn không thấy nhúc nhích... Có biết là bao nhiêu gia đình đau khổ chỉ vì quan chức Hà Nội tiền xài như nước, trong khi lương công nhân thủy lợi cứ bị chận hoài.
Vậy là kết thân hơn với Tòa Thánh Vatican, nhưng không biết mức độ tương lai như thế nào. Trong khi đó, chuyện văn nghệ Nội Mông Trung Quốc ca hát tại Hà Nội trong ngày tưởng niệm Hải Chiến Hoàng sa bị ngưng vì “sự cố kỹ thuật” chớ không vì Hoàng Sa. Có biết bao nhiêu triệu người suy nghĩ, tưởng nhớ về Hoàng Sa, vậy mà chỉ cần mấy cô Nội Mông váy Tàu nhảy múa là buồn biết bao nhiêu.
Vậy là robot tới Sài Gòn, làm một tiếp viên nhà hàng... điều này gợi lên suy nghĩ rằng, hàng chục triệu công nhân Việt Nam được chính phủ chuẩn bị kỹ năng gì, khi các hãng xưởng FDI và VN sử dụng robot vào các dây chuyền sản xuất. Phải thay đổi mới theo kịp xứ người, nhưng làm cách nào để thăng tiến cả trăm triệu người dân mới là nan đề.
Học sinh trung học quá kém, thế là lên đại học chới với... Lên đại học may mắn lấy được cử nhân, đa số sẽ đuối sức, hết dám theo lên bậc sau đại học, như Thạc sĩ, Tiến sĩ... Đó là hoàn cảnh chung.
Làm thế nào để chạy đua cách mạng công nghệ 4.0? Phải chăng là nợ lương cho tròn 4 năm? Hay là các quan chức thử tìm hiểu xem cách mạng công nghệ 4.0 có phải là nợ lương nhiều thêm?
Vậy là ông Tổng Bí Thư băn khoăn vì công an “bị kẻ địch mua chuộc”... Có phải là tình báo Trung Quốc hay Mỹ mua chuộc các tướng công an CSVN? Hay chỉ đơn giản là các tướng công an tụự chuyển biến?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.