Hôm nay,  

Núi Sập Đang Sập Dần

8/1/200100:00:00(View: 5620)
Bạn,
Theo báo Thanh Niên, núi Sập (huyện Thoại Sơn, An Giang) là một trong những ngọn núi bị khai thác sản lượng đá sớm nhất của tỉnh An Giang. Trong số 2,000 hộ dân ở hai ấp Đông Sơn 1 và Đông Sơn 2 (thị trận Núi Sập) đã có 80% hộ sống bằng nghề phu đá có gia đình đã ba, bốn đời sống bằng nghề này. Khi 2/3 “thân thể” của Núi Sập đã bị cắt xén, thì tỉnh An Giang mới ra quyết định cho ngưng khai thác đá ở núi này. Không thể chuyển ngành nghề được, hơn 350 hộ dân sống bằng nghề đá bỏ lại nhà cửa di cư đến Bà Rịa-Vũng Tàu hoặc Tri Tôn, Tịnh Biên (An Giang) để tiếp tục hành nghề. Thế nhưng âm thanh cắt cụp keng của tiếng sắt, đá chạm vào nhau vẫn lén lút vang lên quanh chân núi này. Ở đây, có hàng chục tấm vách lá của dân khai thác đá chui dùng để che mưa nắng. Và ngày ngày, Núi Sập tiếp tục bị cắt xé, sập dần. Trình bày về hiện trạng tại Núi Sập, báo Thanh Niên đã ghi nhận như sau.

Đi trên những con đường mòn, cách các điểm khai thác đá lén lút ít nhất 1 km, cũng có thể nghe được tiếng đục đá. Nhưng để bắt được quả tang người phá núi không phải là dễ vì khi nghe hơi công an, họ giấu đục, búa vào hốc đá rồi chạy theo đường mòn vào sâu trong núi. Cứ thế họ hoạt động cả ngày lẫn đêm dù xung quanh chân núi có lực lượng dân phòng thị trấn Núi Sập chốt giữ. Tiếp tay cho dân đục đá chui là các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, nơi tiêu thụ đá khai thác trái phép. Hai xe đẩy tương đương một khối đá được mua với giá 45 ngàn đồng nếu tải đá đến bãi, 30 ngàn đồng nếu mua tại núi. Do đó những thạch tặc và cũng là cửu vạn thường trực tiếp tải đá bằng xe đẩy hoặc xuồng máy đến bãi. Một chủ cơ sở kinh doanh mặt hàng này bảo: “Đá xuống tận đây rồi thì làm sao phân biệt được đá núi Sập hay đá núi Tô.” Do đó, họ cứ thu mua thoải mái vì tiêu thụ đá tại chỗ đỡ tốn khâu bốc vác so với đá mua từ Cô Tô. Đối với người khai thác, công an chỉ cảnh cáo rồi thôi, nhưng lại phạt nặng đối với người tải đá và thu mua đá trái phép. Một lần bị phát hiện phải chịu phạt 200 ngàn đến 1 triệu đồng. Nhưng với thu nhập bình quân 40,000 đồng đến 50 ngàn đồng/ngày của nghề khai thác đá lậu, lỡ bị phạt chỉ trong vòng một tuần là có thể bù lỗ được. Theo thống kê của ủy ban thị trấn núi Sập, số tiền phạt từ kinh doanh, vận chuyển lên đến 25 triệu đồng, các toán kiểm lâm tịch thu 10 xe đẩy, 2 xuồng máy dùng để tải đá. Tuy nhiên, đó chỉ là con số rất nhỏ so với lượng đá của núi bị “gọt” đi hàng ngày. Mỗi năm có hàng ngàn tấn đá bị mất đi thì hậu thế có còn hình dung được ngọn núi mang tên người khai phá vùng đất để đưa tên vào bản đồ VN: núi Thoại (Thoại Sơn), tên cụ Thoại Ngọc Hầu. Nhiều người nói chua: Núi Sập đang sập dần.
Bạn,
Cũng theo báo quốc nội, tiền trợ cấp của tổ chức xã hội địa phương dành cho người làm nghề đá chuyển đổi nghề nghiệp tuy đã được phân phát ngay sau có quyết định cho ngưng khai thác núi Sập, thế nhưng do phần lớn sử dụng đồng vốn kém hiệu quả nên họ tiếp tục trở lại nghề phu đá. Và tình trạng thác đá lậu tại núi Sập ” vẫn chưa đến hồi kết thúc khi những phu đá nơi đây, phần lớn là nam giới, chưa chuyển nghề được. Vả lại, đối với họ, nghề phu đá dù nặng nhọc nhưng thu nhập lại cao hơn so với một số ngành nghề khác, do đó họ vẫn có bám lấy nghề này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nghề thầy giáo, cô giáo buồn thê thảm... Một thời, thầy giáo, cô giáo được xem như trên cả ba mẹ -- thứ tự hồi xưa là: quân, sư, phụ. Tức là, vua trước, rồi tới thầy, rồi tới ba mẹ... Bây giờ, thua rồi.
Vào lúc khoảng 23 giờ đêm hôm 05/08/2017, ngọn lửa bắt đầu bùng phát và nhanh chóng lan ra toàn bộ các gian của nhà thờ. Mặc dù anh chị em giáo dân và lực lượng phòng cháy chữa cháy đã cố gắng
Làm dân của một đất nước độc tài với bộ máy không những chính quyền là quan liêu mà ngay cả ngành tư pháp và tòa án cũng chẳng thi hành theo luật pháp đã quy định,
Trước tiên, nói về điểm sang: bản tin VTV ghi nhận: Đã có hơn 70.000 doanh nghiệp được thành lập chỉ trong 7 tháng đầu năm, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
“Tại cuộc họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều qua (3/8), Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết bà “lấy làm tiếc” về phát biểu ngày 2/8
Rút ruột là chuyện bình thường của cán bộ… Báo Tuổi Trẻ nêu câu hỏi: Ban chỉ đạo Tây Nam bộ 'rút ruột' ngân sách như thế nào?
Đất nước có quá nhiều tiến sĩ giấy, trong khi quá ít phát minh… Không biết rồi kinh tế kiểu này sẽ dẫn tới đâu… vì cuối cùng sẽ chỉ rủ nhau đi xuất khẩu lao động, mà không phải xuất khẩu chuyên gia bậc Tiến sĩ,
Nhà nước CSVN đang đưa ra các dấu hiệu để, dự kiến sẽ lột chức một Thứ Trưởng về tội tham nhũng, lạm quyền. Có thực là, chỉ riêng có một quan chức như thế chăng? Bao nhiêu con cá lớn đã hạ cánh an toàn rồi?
Có đúng rằng Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trăn trở vì người Việt gửi tiền ra nước ngoài mua nhà?
Giảm nhiều môn học... Không biết lần naỳ, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo thí nghiệm có hợp lý không. Tại sao không mô phỏng theo mô hình một quốc gia có nền văn hóa gần với VN như Nam Haà, Singapore,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.