Hôm nay,  

Tiến Sĩ Làm Gì?

12/06/201500:00:00(Xem: 4930)

Các ông Tiến sĩ làm gì cho đất nước hiện nay? Giám đốc, trưởng phòng, hiệu trưởng, giáo sư, và vân vân... Có ai làm chệch ra ngoài nghề chăng, có ai thất nghiệp chăng, và có ai làm những việc không cần văn bằng này chăng?

Thông tấn VietnamNet có bản tin đưa ra “Câu trả lời cho “Hơn 24 nghìn tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?”....”

Đó là thống kê chính thức của chính phủ.

Bản tin viết:

“Thống kê của Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, Bộ Khoa học và Công nghệ, cho thấy hiện nay ở Việt Nam đang có hơn 24,5 nghìn tiến sĩ, trong đó có khoảng 12,3 nghìn tiến sĩ đang nghiên cứu khoa học.

Theo Cục Thông tin Khoa học và Công nghệ quốc gia, kết quả tổng hợp điều tra Nghiên cứu và Phát triển 2014 và Điều tra Doanh nghiệp 2014 cho thấy, năm 2013 cả nước có 164.744 người tham gia hoạt động nghiên cứu phát triển. Trong đó số làm công tác nghiên cứu chuyên nghiệp tại các viện, trung tâm nghiên cứu là 37.481 người.

Nếu phân theo chức năng làm việc thì phân bố nhân lực như sau: 128.997 cán bộ có trình độ ĐH, CĐ trở lên; 12.799 cán bộ kỹ thuật; 15.149 cán bộ hỗ trợ; 7.799 người làm chức năng khác.

Tuy nhiên, đây là số lượng tính theo đầu người mà không phải quy đổi toàn thời gian (nếu quy đổi sẽ giảm đáng kể).

Theo cách đánh giá của Tổ chức hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), cán bộ nghiên cứu là những người có trình độ ĐH/ CĐ, thạc sĩ, tiến sĩ và dành tối thiểu 10% thời gian làm việc cho nghiên cứu phát triển. Với cách tính này, năm 2013, Việt Nam có 128.997 cán bộ làm nghiên cứu. Trong đó có 12.261 tiến sĩ (chiếm 9%), 45.222 thạc sĩ (chiếm 35%), 66.685 người có trình độ ĐH (chiếm 52%), gần 4.829 người có trình độ CĐ (chiếm 4%).

Khu vực kinh tế nhà nước vẫn có số lượng cán bộ nghiên cứu khoa học đông đảo nhất (chiếm 87%), khu vực ngoài nhà nước chiếm 12%.

Gần 90% số lượng cán bộ nghiên cứu làm việc trong các đơn vị nhà nước; đồng thời hầu hết (93%) cán bộ nghiên cứu có trình độ cao (tiến sĩ) tập trung khu vực nhà nước. Tỷ lệ cán bộ nghiên cứu có trình độ thạc sĩ làm việc trong khu vực Nhà nước lên đến trên 95% trong tổng số...”(ngưng trích)

Trang báo Dân Quyền của lề trái, dẫn theo Tin Tức Hôm Nay, trong bản tin ngày 30-1-2015, cũng nêu câu hỏi “24.000 tiến sĩ Việt Nam đang làm gì?” và rồi kể:

“...Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản. Đó là tiết lộ của TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012....


...PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, tiến sĩ chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường ĐH Việt Nam nào được đứng trong bảng xếp hạng 500 trường ĐH hàng đầu thế giới"...”

Bản tin cũng cho biết, lừng lẫy giang hồ có:

- ông Nguyễn Ngọc Ân, giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và du lịch tỉnh Phú Thọ không biết tiếng Anh, ông Ân nâng cấp cho mình bằng tấm bằng tiến sĩ tại trường đại học Nam Thái Bình Dương của Mỹ.

- “Tiến sĩ” Nguyễn Văn Ngọc, thời điểm còn là Phó Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, cũng lấy bằng Tiến sĩ ĐH Nam Thái Bình Dương chỉ trong 6 tháng với 17.000 USD.

- Cũng nhừ “tiến sĩ kinh tế” Dương Chí Dũng, học lớp tại chức tiến sĩ kinh doanh thương mại, lên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), Ủy viên Thường vụ Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, đại biểu Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam XI toàn quốc. Ông Tiến sĩ naỳ đốt hàng trăm triệu đôla...

Báo Tin Tức trong bài viết tháng 11-2014 đăng lại bài của tác giả Trần Văn Tuấn trên Vietnamnet, trích:

“Ngân sách hàng năm dành cho nghiên cứu khoa học vốn đã rất khiêm tốn (chỉ chiếm 0,5% GDP) nhưng luôn bị cắt xén và thất thoát tại mỗi cấp. Nếu muốn được duyệt một đề tài nghiên cứu có sử dụng ngân sách nhà nước thì chi phí lobby đôi lúc lên đến vài chục phần trăm ngân sách đề tài. Công sức bỏ ra để hợp thức hóa số tiền bị cắt xén này hầu như chiếm gần hết thời gian của đơn vị nghiên cứu, khiến cho các sản phẩm đầu ra đều không đáng tin cậy hoặc ở dạng nửa vời.

Thật đáng buồn khi nhiều nhà nghiên cứu bỗng nhiên trở thành những nhà "chạy dự án" chuyên nghiệp. Việc xem các đề tại Nhà nước như là một chiếc bánh cho nhiều cá nhân và đơn vị để cải thiện thu nhập khiến cho đất nước ta luôn vắng bóng những công trình tầm cỡ. Sự thiếu hụt các cơ chế giám sát, tính minh bạch và trách nhiệm giải trình trong nghiên cứu khoa học được xem như nguyên nhân chính khiến cho phần lớn các kết quả đề tài không có tính ứng dụng trong thực tiễn nhưng vẫn được phê duyệt và nằm yên, bám bụi trên các giá sách vốn đã rất bụi tại các cơ quan nhà nước. Dù có thế nào thì cũng không ai phải chịu trách nhiệm.”(hết trích)

Viết xong, là gác lên để hứng bụi... Thật buồn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.