Hôm nay,  

10 Năm Đi Đòi Nhà

10/05/200000:00:00(Xem: 6361)
Bạn
Hai câu chuyện được kể trong lá thư này dựa theo bài viết của một phóng viên báo Người Lao Động. Câu chuyện thứ nhất kể về một cụ bà tên là Trần Thị Huệ, 88 tuổi, không nơi nương tựa, phải ở nhờ nhà quen trên đường Phan Văn Hân, quận Bình Thạnh. Bà Huệ là chủ sở hữu căn nhà số 67 đường Cống Quỳnh. Năm 1978, trong đợt CSVN tiến hành đợt tịch thu nhà của “tư sản công thương”, căn nhà bà Huệ bị đưa diện “nhà nước quản lý”, dù bà chỉ là một người dân thường, mức sống trung bình. Điều đáng nói là chính quyền CSVN quận 1 tịch thu nhà bà Huệ nhưng lại không lập biên bản gì cả.

Sau nhiều năm đi khiếu nại khắp nơi, ngày 10 tháng 11/1990, bà Huệ mới được cái cơ quan mà CSVN gọi là “ủy ban nhân dân thành phố” mới ra quyết định xác nhận là gia đình bà Huệ thuộc thành phần tiểu thương, chỉ kinh doanh cà phê, không thuộc diện “cải tạo tư sản”, và yêu cầu “ủy ban nhân dân” quận 1 thu xếp giao trả căn nhà ở đường Cống Quỳnh cho bà Huệ. Nhận được quyết định, bà Huệ lại tiếp tục làm đơn xin nhận lại ngôi nhà từ tháng 11/1990 đến nay. Thế nhưng sau 22 năm mất nhà và 10 năm đi đòi nhà, đến nay bà Huệ vẫn là kẻ vô gia cư.

Gặp phóng viên báo Người Lao Động, bà Huệ đã khóc tấm tức, kể lại chặng đường 10 năm đi đòi nhà. Bà nói: Tôi đã gõ cửa nhiều nơi, gởi đơn đến nhiều chỗ xin thi hành quyết định năm 1990 của ủy ban thành phố, nhưng không được trả lời hoặc chỉ lòng vòng né tránh cho qua chuyện. Thậm chí những người có chức sắc ở quận 1 còn từ chối trách nhiệm của mình và nói: “Thành phố ra quyết định thì lên thành phố đòi. Quận 1 không có nhà để trả.”

Bà Huệ cũng cho báo Người Lao Động biết thêm rằng sự việc đã kéo dài năm này qua năm nọ. Mặc dù đã có công văn của văn phòng chính phủ CSVN từ năm 1993, bút phê của Phan Văn Khải từ năm 1995 (lúc bấy giờ Khải là phó thủ tướng của hội đồng chính phủ CSVN do Võ Văn Kiệt làm thủ tướng), kèm theo các quyết định có liên quan của sở Nhà đất CSVN Sài Gòn, Ủy ban quận 1, phòng Xây dựng thuộc chính quyền CSVN quận 1, thế nhưng nhà vẫn bị người khác chiếm giữ, sử dụng. Quẹt dòng nước mắt tức tưởi, bà Huệ nói tiếp: Nay tôi đã già, cuộc sống như ngọn đèn trước gió, chẳng biết phải chờ đến bao giờ.

Bạn,
Báo Người Lao Động cũng đã ghi lại câu chuyện 10 năm trả nhà, lấy nhà của một cư dân ở quận 11. Đó là trường hợp đòi nhà của ông Trương Tòng, chủ sở hữu nhà số 27 Lý Thường Kiệt, quận 11. Năm 1982, ông Trương Tòng mua căn nhà này và được cấp giấy phép ngày 8-12-1982. Ông Tòng đã trước bạ và việc mua nhà này đầy đủ giấy tờ hợp lệ. Năm 1984, ông Tòng bị Công an quận 11 tạm giam khi phát giác ông sử dụng giấy tờ giả. Trong thời gian bị giam, ông Tòng bị ép viết đơn giao nhà cho Công an quận 11 sử dụng. Một tháng sau, ông Tòng được tha. Sau đó, Công an quận 11 bàn giao căn nhà cho sở Quản lý nhà đất, rồi sở này lại giao cho sở Xây dựng từ tháng 11-1984.

Mãi đến năm 1989, ông Tòng mới làm đơn xin trả lại căn nhà của mình. Ông Tòng cho biết: Trong thời gian bị tạm giam, một cán bộ công an quận 11 buộc tôi phải hiến nhà thì mới trả tự do. Sợ quá, nên lúc ngồi tù, tôi đành viết đơn. Nay thấy mình oan ức tôi mới khiếu nại cơ quan. Giải quyết vụ này, từ 1991 đến 1999, ủy ban chính quyền CSVN thành phố Sài Gòn đã ban hành 5 văn bản chỉ thị sở Địa chánh-Nhà đất tiến hành thủ tục giao nhà cho ông Tòng, thế nhưng đã 10 năm qua, quyết định đã có hiệu lực, nhưng vẫn không được thi hành và ông Tòng vẫn tiếp tục chờ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.