Hôm nay,  

Tưởng Nhớ Thiên An Môn...

05/06/201500:00:00(Xem: 4831)

Ngày 4 tháng 6-1989 là ngày đặc biệt trong lịch sử Trung Quốc: phong trào dân chủ do sinh viên khởi động, dẫn tới cuộc biểu tình nhiều tháng tại quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, đã bị quân đội đưa xe tăng vào thảm sát.

Có bao nhiêu người bị nhà nước CS Trung Quốc tàn sát trong sự kiện Thiên An Môn? Chính xác, không biết, vì nhà nước TQ xem đây là bí mật. Có thể suy đoán là nhiều ngàn sinh viên và công nhân bị thảm sát.

Tuần lễ này là tuần lễ tưởng niệm Thiên An Môn. Nhiêu sự kiện tổ chức ở Hồng Kông, Đài Loan và các nơi đông dân Trung Hoa toàn cầu -- chỉ trừ đại lục.

Cuộc biểu tình đòi dân chủ kéo dài từ ngày 15 tháng 4, 1989 tới ngày 4 tháng 6 1989. Được gọi là Sự kiện Thiên An Môn vì biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn.

Nếu bạn muốn xem hình, có thể vào Google, gõ chữ: Tiananmen Square 1989.

Nơi này là trung tâm Bắc Kinh, thủ đô Trung Quốc.

Cuộc biểu tình lan tới 400 thành phố trên toàn quốc TQ.

Nguyên nhân được các sử gia nói là từ cái chết của Hồ Diệu Bang. Kêu gọi cho mục tiêu: Cải cách kinh tế. Tác động vì lạm phát, tham nhũng chính trị, triển vọng nghề nghiệp với sinh viên.

Tác động từ xa là vì tình trạng bất ổn xã hội ở Đông Âu.

Mục tiêu: Công bằng xã hội, "Một Đảng Cộng sản không có tham nhũng", tự do báo chí, tự do ngôn luận, chủ nghĩa xã hội, dân chủ...

Đặc điểm Tuyệt thực, sit-in, chiếm đóng quảng trường công cộng...

Wikipedia ghi về kết quả: Quân đội can thiệp, cuộc biểu tình bị đàn áp; Triệu Tử Dương bị thanh trừng.

Tóm lược rằng:

“Cuộc biểu tình ở quảng trường Thiên An Môn năm 1989, hay Thảm sát quảng trường Thiên An Môn, Cuộc xô xát ngày 4 tháng 6, hay Tình trạng náo động từ mùa Xuân tới mùa Hè năm 1989 (theo Chính phủ Trung Quốc), là một loạt những vụ biểu tình của sinh viên, trí thức và những nhà hoạt động công nhân lãnh đạo ở Cộng hòa nhân dân Trung Hoa từ 15 tháng 4 đến 4 tháng 6 năm 1989 tại nhiều thành phố ở Trung Quốc, đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do báo chí và tái lập quyền kiểm soát của công nhân đối với ngành kinh doanh... Tại đỉnh cao của những cuộc chống đối, có khoảng một triệu người đã tụ tập tại quảng trường này.”

Đàn áp được kể là:

“...Cuộc tấn công vào quảng trường bắt đầu lúc 10 giờ 30 phút tối ngày 3 tháng 6, khi xe bọc thép và quân đội vũ trang với lưỡi lê tiến vào từ nhiều hướng đi theo sau là máy ủi và xe bọc thép. Những chiếc xe bọc thép chạy trên đường, bắn thẳng về phía trước và xung quanh, có lẽ đã giết hại và làm bị thương cả một số binh sĩ. Phóng viên BBC Kate Adie đã nhắc đến hành động "bắn bừa bãi" của quân đội bên trong quảng trường. Các sinh viên chạy trốn trong các xe buýt bị các nhóm binh sĩ lôi ra và đánh đập bằng dùi cui. Những sinh viên đang tìm cách rời khỏi quảng trường cũng bị binh sĩ bao vây và đánh đập. Các lãnh đạo cuộc phản kháng bên trong quảng trường, nơi một số người đang tìm các thiết lập các luỹ ngăn xe bọc thép, được cho là đã "van xin" các sinh viên không sử dụng vũ khí (như chai xăng) chống lại quân lính đang tiến tới. Nhiều tiếng la hét của các sinh viên vang lên: "Sao các anh lại giết chúng tôi?". 4 giờ sáng ngày 4 tháng 6, xe tăng tràn vào quảng trường, cán nát các xe cộ và cả người trên đường di chuyển. Tới 5 giờ 40, quảng trường đã bị dẹp tan.


Cuộc đàn áp biểu tình đã trở thành bất tử trong truyền thông phương Tây với đoạn video và những bức ảnh nổi tiếng về một người đàn ông đơn độc mặc áo sơ mi trắng đứng trước một đoàn xe tăng đang tiến vào Quảng trường Thiên An Môn. Được chụp ngày 5 tháng 6 khi đoàn xe đang đi trên giao lộ thuộc Đại lộ Trường An, với hình ảnh một người không vũ khí đứng ở giữa đường, cản bước đoàn xe tăng. Anh ta được cho là đã nói: "Tại sao các anh lại ở đây? Các anh không mang lại gì ngoài sự nghèo khổ." Khi người lính lái tăng tìm cách đi vòng tránh, "Người biểu tình vô danh" tiếp tục cản đường. Anh ta tiếp tục đứng trước đoàn tăng trong một khoảng thời gian, sau đó leo lên tháp pháo chiếc xe dẫn đầu và nói chuyện với những người lính bên trong. Sau khi quay về vị trí chặn đường, anh ta bị những người xung quanh kéo ra, có lẽ họ sợ anh ta sẽ bị bắn hay bị đè nát. Time Magazine đã đặt cho anh cái tên "Người biểu tình vô danh" và sau này coi anh là một trong 100 người có ảnh hưởng nhất thế kỷ 20. Bản tin ngắn trên tờ Sunday Express của Anh đã cho rằng đây là sinh viên Vương Duy Lâm, 19 tuổi, tuy nhiên, sự chân thực của tin này còn đang bị nghi ngờ. Điều gì đã xảy ra với "Người biểu tình vô danh" sau cuộc phản kháng vẫn chưa được biết...”

Có bao nhiêu người chết?

Câu trả lời là, theo các nhà báo nước ngoài, những người chứng kiến vụ việc đã tuyên bố có ít nhất 3.000 người chết. Một số bảng liệt kê con số thương vong do những nguồn bí mật cung cấp cho thấy con số lên tới 5.000...

Tự Điên Bách Khoa Mở ghi thêm:

“Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy:

4.000 tới 6.000 thường dân chết - Edward Timperlake.

2.600 đã chết chính thức vào buổi sáng ngày 4 tháng 6 (sau này bị bác bỏ) - Hội Chữ thập đỏ Trung Quốc. Một nhân viên Chữ thập Đỏ Trung Quốc giấu tên ước tính rằng tổng cộng 5.000 người chết và 30.000 bị thương.

1.000 người chết - Ân xá Quốc tế.

7.000 người chết (6.000 thường dân 1.000 binh sĩ) - tình báo NATO.

Tổng cộng 10.000 người chết - các ước tính của Khối Xô viết.

Hơn 3.700 người chết, gồm cả những người mất tích hoặc chết một cách bí mật hoặc những người từ chối được điều trị y tế - một người đào tẩu từ Quân đội Giải phóng Nhân dân nêu ra một tài liệu mật trong giới sĩ quan.”

Ngày 4 tháng 6-1989 là một ngày không thể quên được trong lịch sử nhân loại. Thiên An Môn, Thiên An Môn...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Cuộc chiến thương mại vẫn xảy ra chung quanh hàng Việt Nam xuất cảng…Báo Diễn Đàn Doanh Nghiệp ghi nhận: Sau khi áp thuế chống trợ cấp 12% với ống thép không gỉ từ Việt Nam, Ấn Độ lại tiếp tục điều tra chống trợ cấp đối với ván sợi bằng gỗ.
Trộm kỹ thuật của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh quốc, Pháp quốc… Lấn chiếm Biển Đông của VN, Philippines… Bây giờ TQ cũng chôm cả văn hóa VN, nói rằng áo dài VN là truyền thống thời trang Trung Hoa…
Xây cầu, rủ nhau xây cầu… Nhà nước xây không nổi, cạn tiền, nên vay tiền quốc tế để xây cầu…
Thiếu thịt heo, đặc biệt là dịp Tết sắp tới… Báo Vietnam Finance ghi nhận: Từ đây đến Tết, mỗi tháng sẽ thiếu khoảng 70.000 tấn thịt heo.
Vậy là huề… Trận bóng đá mọi người hồi hộp chờ, vậy là huề. Bản in TTXVN kể: Tuyển Việt Nam và tuyển Thái Lan đã cầm hòa nhau 0 - 0 ở lượt trận thứ 5 bảng G vòng loại World Cup 2022 diễn ra trên sân Mỹ Đình tối 19/11.
Nhức nhối vẫn là chuyện mua hàng ngoại về rồi dán thương hiệu hàng Việt… Infonet ghi lời một quan chức về tình hình “Nhập hàng nước ngoài về cắt mác dán nhãn Made in VN: Chúng ta đang tự giết chúng ta!”
Có nên hợp pháp hóa mại dâm để câu du khách? Các quan chức Hà Nội đã “bức xúc” nêu câu hỏi như thế.
Tình hình ung thư của dân mình có những con số đáng ngại: 70% biết có bệnh ung thư khi đã vào giai đoạn cuối… nghĩa là tới lúc khó chữa trị.
Bán nước với giá cắt cổ, hay giá rẻ mạt? Đó là chuyện Hà Nội mua “hớ” có phải không? Báo Tiền Phong kể chuyện nước sông Đuống bán giá khủng: Hà Nội 'hớ' khi chọn nhà đầu tư?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.