Hôm nay,  

Nghề Làm Bệnh Nhân Giả

04/03/200000:00:00(Xem: 6256)
Bạn,
Những nhân vật được nhắc đến trong câu chuyện dưới đây đang sinh sống tại Cần Thơ, họ thuộc đủ thành phần, giáo viên, tiểu thương, lao động nghèo và có cả nông dân. Họ, đóng vai người bệnh để sinh viên y khoa thực tập khám tìm bệnh. Trong giờ thực tập của sinh viên, họ được hóa trang, rồi phải nhập vai và diễn xuất đúng theo kịch bản. Theo ghi nhận của báo Tuổi Trẻ, đây cũng là một mô hình đào tạo y khoa có thể nói là duy nhất ở Việt Nam của đại học Y khoa Cần Thơ do Hòa Lan tài trợ, vì từ trước đến nay, tại các trường Y khoa ở Việt Nam, sinh viên từ năm thứ hai bắt đầu thực tập khám bệnh ở các bệnh viện với bệnh nhân thật. Tại trường Y khoa Cần Thơ, từ năm 1996, mô hình sinh viên thực tập với bệnh nhân giả đã được thực hiện mà theo vị bác sĩ trưởng phòng huấn luyện kỹ năng y khoa của trường này thì “đây là cách đổi mới phương pháp giảng dạy, các nguời đóng vai bệnh nhân giả sẽ giúp cho sinh viên những kiến thức cần thiết trước khi tiếp xúc với bệnh nhân thật, tránh những sơ sót không đáng có.”

Mới đây, một phóng viên báo Tuổi Trẻ chứng kiến một số “hoạt cảnh” của những người đóng vai bệnh nhân giả và đã ghi lại như sau: Nếu không biết đó là giờ thực tập, chắc hẳn ai cũng cho sẽ cho là bệnh nhân thật, đang nói chuyện bỗng dưng té ngang giãy đành đạch, tay chân co giật, bọp mép trào ra, mắt trợn trắng. Hoặc đang trong giờ thực hành bỗng dưng có người xông cửa chạy vào, mình mẩy đẫm máu, tay có một vết thương, mặt tím nhợt, thều thào được vài câu rồi xỉu. Hay một cô xin xắn ôm mặt hớt hãi chạy vào với một vết thương đầm đìa trên gò má, cô nói “nó đánh ghen” rồi quỵ xuống. Có khi là một cụ già ốm tong ngồi khai bệnh, chốc chốc lại ho sặc sụa, máu từ miệng bỗng trào ra, đó là những diễn viên giả bệnh. Mỗi người có một bài ruột, chị H thì nhập vai bệnh Histéri, chị T thì xuất thần với bệnh ho lao, anh T lại rất đạt về bệnh dạ dày, chị H làm sinh viên bất ngờ với những vết thương. Có lần cả giảng viên lẫn sinh viên lo sốt vó vì người diễn đang diễn bệnh khá trầm trọng của mình bỗng nhiên ngất xỉu. Rồi cô bỗng bật cười, thì ra có cương thêm phần ngoài kịch bản.

Người ta nói làm người mẫu trong hội họa đã khó, nhưng nghề giả bệnh này có lẽ còn cực nhọc và khó khăn hơn nhiều. Tuổi đời của bệnh nhân từ mười tám đôi mươi đến gần 50 tuổi. Đó cũng là thước đo tỷ lệ nghịch với sự ngại ngùng khó tả của nghề độc nhất vô nhị này ở Việt Nam. Chị T khá trẻ và xinh, vào nghề này được ba năm kể từ khi tốt nghiệp Trung học phổ thông. Nói chuyện với phóng viên thỉnh thoảng chị lại cười và quay đi giấu sự ngại ngùng: Lúc mới vào làm tôi run lắm, còn trẻ mà. Vai đầu tiên làm bệnh nhân đến khám bệnh, tôi phải nhờ một chị hàng xóm đi cùng cho bớt sợ. Học kịch bản rồi nhưng khi trả lời cứ cứng họng hoài chẳng khai được bệnh. Có lần được giao cho kịch bản là gái mại dâm bị nhiễm HIV, tôi ngại và mắc cỡ quá nên không thể hiện được. Còn con gái mà. Không bệnh mà giả bệnh đã là ngại rồi, đằng này lại... Anh H.T tâm sự như thế, anh năm nay 47 tuổi, là một nông dân chân chất, đã có ba con. Anh cho biết lúc đầu ngại không muốn đi, về nhà thì năn nỉ bà xã, sau vài lần tiếp xúc với sinh viên, một phần vì mình giúp cho các em có được những kiến thức thực tế trước khi ra trường nên nhận công việc này.

Bạn,
Trao đổi với phóng viên báo Tuổi Trẻ, một chị phụ trách nhóm bệnh nhân giả của trường Y khoa Cần Thơ cho biết rằng thường những người có tuổi hoặc những người có suy nghĩ chín chắn về nghề này mới dám khỏa thân để sinh viên thực tập, còn những người trẻ thì ngần ngại vì “trước mắt họ còn tương lai và cách nhìn sai lệch của một số người.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.