Hôm nay,  

Những Số Liệu Về Bệnh

5/18/201500:00:00(View: 3780)

Đáng ngại... nhìn đâu cũng thấy bệnh.

Báo Lâm Đồng đăng bản tin VnMedia với tưạ đề “200.000 ca ung thư mỗi năm do sử dụng nguồn nước ô nhiễm...”

Trong khi đó, thông tấn VOV có bản tin “Việt Nam: 120.000 trường hợp tử vong/năm vì ung thư.”

Báo Lâm Đồng/VnMedia ghi nhận hôm 14-5-2015:

“Trung bình mỗi năm cả nước có tới 9000 người tử vong vì nguồn nước ô nhiễm, 200.000 trường hợp được phát hiện ung thư mà nguyên nhân bởi sử dụng nước bị ô nhiễm.

Đó là công bố của Bộ Y tế và Bộ Tài nguyên & Môi trường tại hội thảo “Chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm nước” vừa tổ chức tại Hà Nội.

Theo đó, nguồn nước ô nhiễm có nguy cơ không kiểm soát được. Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng rõ ràng đến sức khỏe của người dân, làm tăng nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống.”

Đặc biệt bản tin này ghi nhận danh sách:

“10 “làng ung thư” có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất

Dưới đây là danh sách 10 “làng ung thư” có nguồn nước ô nhiễm nặng nhất theo khảo sát của dự án “Điều tra, tìm kiếm nguồn nước hợp vệ sinh phục vụ cấp nước sinh hoạt cho một số “làng ung thư” của VN” công bố:

1. Làng Thống Nhất, xã Đông Lỗ, H.Ứng Hòa, TP Hà Nội.

2. Làng Lũng Vỵ, xã Đông Phương Yên, H.Chương Mỹ, TP Hà Nội.

3. Làng Mẫn Xá, xã Văn Môn, H.Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

4. Làng Thổ Vỵ, xã Tế Thắng, H.Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa.

5. Làng Yên Lão, xã Hoàng Tây, H.Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

6. Làng Cờ Đỏ, xã Diễn Hải, H.Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

7. Làng An Lộc, xã An Lộc, H.Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh.

8. Làng Phước Thiện, xã Bình Hải, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

9. Làng Xuân Vinh, xã Hoài Mỹ, H.Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.

10. Làng Mê Pu, xã Mê Pu, H.Đức Linh, tỉnh Bình Thuận.”

Hà Nội có 2 làng... Có vẻ như thủ đô Hà Nội lúc nào cũng đòi có đỉnh cao kỷ lục.

Trong khi đó, thông tấn VOV ghi nhận hôm 15-5-2015:

“Việt Nam: 120.000 trường hợp tử vong/năm vì ung thư

Đồng thời phát hiện mới 108.000 trường hợp mắc bệnh này, trong đó một nửa số bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong thời gian ngắn.

Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới phối hợp tổ chức Hội thảo “Thực trạng và các chính sách phòng chống bệnh không lây nhiễm ở Việt Nam”.

Một trong những thông tin được nhiều người quan tâm là số người tử vong do bệnh không lây nhiễm chiếm 75% số trường hợp tử vong trong cả nước.

Các báo cáo tại hội thảo cho biết, bệnh không lây nhiễm, đặc biệt là các bệnh tim mạch, ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn và đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. Tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm chiếm khoảng 2/3 số trường hợp tử vong trên toàn thế giới.

Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 500.000 người tử vong, trong đó có tới 380.000 trường hợp tử vong do bệnh không lây nhiễm, chiếm gần 75%. Riêng bệnh ung thư, mỗi năm nước ta có khoảng 120.000 trường hợp tử vong, đồng thời phát hiện mới 108.000 trường hợp mắc bệnh này, trong đó một nửa số bệnh nhân có khả năng tử vong chỉ trong thời gian ngắn...”(ngưng trích)

Bệnh không lây nhiễm là gì? Như bệnh tim mạch.

VOV ghi lời Giáo sư Đỗ Doãn Lợi, Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, tỷ lệ mắc và tử vong do bệnh tim mạch cũng đang ở mức báo động: “Tại Việt Nam tỷ lệ dân số mắc bệnh cao huyết áp ngày một tăng. Những năm 1960, tỷ lệ này là 1%, đến giai đoạn 1976-1990 là 11%, năm 2003 là 16,3% và 5 năm sau là 25%. Đây là yếu tố lớn nhất gây tử vong về tim mạch. Tử vong về tim mạch là tử vong lớn nhất so với số ca tử vong do các bệnh lý khác. Trong các yếu tố nguy cơ này thì chế độ ăn uống chiếm tới 40%”.

Phòng ngừa bênh ra sao?

Bản tin nói, nếu kiểm soát được các yếu tố nguy cơ sẽ phòng được ít nhất 80% các bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường tuýp 2 và trên 40% các bệnh ung thư…

Bản tin cũng nói, có 4 yếu tố nguy cơ phổ biến nhất dẫn đến các bệnh không lây nhiễm, đó là hút thuốc lá, thiếu vận động thể lực, lạm dụng rượu-bia và chế độ ăn không hợp lý.

Thôi thì, đành vậy, dân mình uống rượu bia nhiều nhất thế giới thì phải?

Dân mình ngồi một chỗ chơi game nhiều hơn là ra sân thể thao thê dục? Thưc5 tế, có thấy sn nào gần nhà đâu.

Dân mình ăn đủ thứ đôc hại phải không? Đúng vậy, bàn tay Trung Quốc đấy...

Biết là bệnh, mà không tránh nổi.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đó là nhà máy thép 8.000 tỷ đồng hoang tàn. Con số đó là 360 triệu USD. Sao lại hoang tàn? Có phải, quan chức đục khoét tới mức, không thể xây dựng hoàn tất để hoạt động?
Đổ ra nơi cạn nước chung quanh? Hay đổ ra biển? Giải pháp bơm có phải là ưu thắng chăng? Nếu bơm được, tại sao Venice chịu ngập mấy trăm năm nay?
Như thế là chiến tranh không tuyên chiến... vì Việt Nam trở thành con tin của Trung Quốc rồi sao? Nghĩa là, nhiều khi phải níu áo đàn anh Phương Bắc để theo quy chế xin-cho hay sao?
Trung lưu? Thành phần trung lưu? Có bao nhiêu người Việt tự nhận là trung lưu? Nghĩa là, không nghèo mạt rệp, không giàu xụ?
Hôm 14 tháng 3-2016, một số lễ tưởng niệm trận hải chiến Trường Sa 1988 đã thực hiện, lúc đó Hải quân Trung Quốc tấn công 3 bãi đá ở Trường Sa của Việt Nam,
Anh Ba Sàm là người truyền thông tuyệt vời, khi sáng lập mạng Anh Ba Sàm, chủ trương đưa ra nhiều thông tin đa chiều vì anh tin rằng cần khai dân trí trứớc, dân chủ tất nhiên sẽ tới sau.
Nhưng nói rằng “đầu hàng các cô” chỉ là văn chương, thực tế là “đầu hàng lòng dục” của quý ông, những người muốn đi chệch từ phố đèn xanh sang phố đèn đỏ.
Có vẻ như nền giáo dục đại học Việt Nam đầy cạm bẫy. Và không mấy ai hiểu nôi bộ ở cấp giáo dục đaị học này. Tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn nói rằng thủ tục giấy tờ Việt Nam làm khó các nhà đầu tư muốn thiết lập đaị học tại VN, kể cả Đại Học Harvard cũng không cách chi chen chân được.
Có đúng rằng du lịch sẽ cứu kinh tế Việt Nam? Đúng là như thế, vì du lịch nuôi được nhiều triệu người, bất kể những chuyện bi hài chặt chém, vệ sinh môi trường...
“Đại gia Đặng Thanh Tâm "đuổi" toàn bộ giảng viên ĐH Hùng Vương do trường không còn nguồn thu, thâm hụt trầm trọng vốn pháp định do cổ đông đầu tư..
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.