Hôm nay,  

Mưa Bão Đà Lạt

03/04/201500:00:00(Xem: 3649)

Đà Lạt thơ mộng tuyệt vời... Người tới thăm, vẫn khó rời chân đi.

Hôm 2-4-2015, mưa bão đã vùi dập nhiều nơi. Bản tin Người Lao động cho biết rằng mưa đá, lốc xoáy tàn phá Đà Lạt -- và đây là trận mưa đá lớn nhất từ trước đến nay.

Bản tin nói, vào chiều 2-4, trên địa bàn phường 7 và phường 8, TP Đà Lạt (Lâm Đồng), đã xảy ra một trận lốc xoáy kinh hoàng kèm mưa đá làm tan nát khu vực trồng hoa và rau tại đây.

Theo người dân địa phương, trận mưa đá và lốc xoáy bắt đầu vào khoảng 13 giờ 30 và kéo dài trong khoảng 30 phút. Cơn mưa đá đổ xuống dồn dập, có những viên to bằng ngón tay cái đã khiến nhiều người dân không dám đi ra ngoài.

Tuy chỉ kéo dài vài chục phút nhưng trận mưa đá đã khiến một ngôi nhà bị tốc mái, hàng chục nhà kính bị hư hại và đổ sập; nhiều hecta rau, hoa, dâu tây,… đã bị hư hại hoàn toàn.

Bản tin NLĐ ghi lời một người dân đánh giá đây là trận mưa đá lớn nhất từ trước đến nay. Lượng mưa đá nhiều đến nỗi lượng đá tích tụ thành những đống lớn.

Ông Trần Duy Bửu, người dân ở khu Thánh Mẫu, phường 7, cho biết: “Gia đình tôi bị sập hơn 2 sào nhà kính, thiệt hại lên tới hàng trăm triệu đồng”.

Trước giờ cả nước vẫn nhìn Đà Lạt như vùng núi đồi thơ ca. Đó là cội nguồn của nghệ thuật.

Tự Điển Bách Khoa mở ghi rằng:

“Thành phố Đà Lạt thơ mộng là nguồn cảm hứng cho rất nhiều tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt trong các lĩnh vực âm nhạc, nhiếp ảnh và văn chương. Những tác phẩm đầu tiên viết về Đà Lạt chủ yếu là nhật ký và ghi chép của các nhà thám hiểm như bác sỹ Paul Néis, trung úy Albert Septans, bác sỹ Alexandre Yersin... tất cả đều được viết bằng tiếng Pháp. Tác phẩm về Đà Lạt đầu tiên của người Việt có lẽ là Lâm Viên hành trình nhật ký của Đoàn Đình Duyệt, Thượng thư Bộ công của triều đình Huế, người lên Đà Lạt năm 1917 để nghiên cứu việc xây dựng hành cung. Khi nơi đây dần trở thành một thành phố, trên báo chí bắt đầu xuất hiện những bài viết, phóng sự về Đà Lạt. Trong lĩnh vực thi ca, ghi lại dấu ấn trong giai đoạn đầu này là hai bài thơ Đà Lạt trăng mờ của Hàn Mặc Tử và Đà Lạt đêm sương của Quách Tấn. Khoảng thời gian 1954 đến 1975, khi Đà Lạt là một trong những trung tâm tri thức của miền Nam Việt Nam, các tác phẩm với bối cảnh thành phố cũng ra đời nhiều hơn, như truyện dài Hoa bươm bướm của Võ Hồng, Vòng tay học trò của Nguyễn Thị Hoàng, Con đường của Nguyễn Đình Toàn, các tiểu thuyết Tóc Mây và Thung lũng tình yêu của Lệ Hằng hay tập truyện ngắn Bay đi những cơn mưa phùn của Phạm Công Thiện. Đà Lạt cũng là nơi các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng đương thời như Nhất Linh, Vũ Hoàng Chương, Bùi Giáng... thường ghé qua...”

Bạn có mối tình nào liên hệ tới Đà Lạt?

Bạn đã có tình bạn nào liên hệ tới Đà Lạt?

Bạn đã từng bước chân lên thăm người và cảnh Đà Lạt?

Bây giờ hẳn không còn như xưa, nhưng nếu có, hẳn vẫn là những kỷ niệm khó quên.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.