Hôm nay,  

Đại Họa Ở Thanh Đa

01/06/200400:00:00(Xem: 5650)
Bạn,
Trong ngày 26-5 vừa qua, một phần diện tích ở bán đảo Thanh Đa,, phường 27, quận Bình Thạnh, thành phố Sài Gòn đã bị nhấn chìm trong nước. Phần đất bị nhấn chìm rộng hơn 300 mét vuông này là khu vực đã được dùng bao cát gia cố chống sạt lở. Đây là lần sạt lở lớn thứ 3 tại khu đất này". Hiện nay, tại bán đảo Bình Quới-Thanh Đa có 126 gia đình cư ngụ ở 10 khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Số gia đình này vẫn tiếp tục sống trong vùng nguy hiểm chực chờ này. Báo SGGP viết về đại họa này như sau.
Sáng 30-5, phóng viên quay trở lại 10 điểm có nguy cơ sạt lở nguy hiểm tại 3 phường 26, 27, 28 thuộc khu bán đảo Bình Quới- Thanh Đa. Gặp lại ông Trần Đởm, phóng viên được ông cho biết 3 ngày nay, đêm nào ông cũng đón xe ôm đi về nhà con gái tá túc. Nhưng cư dân xung quanh nhà ông thì phần lớn vẫn bám trụ. Nhiều người dân xóm nhà sàn dọc theo triền sông, không xa nơi sạt lở đêm 26-5 cho biết họ vẫn ăn ngủ tại nhà. Nghe chính quyền cảnh báo cũng lo nhưng mấy ngày rồi có thấy tai nạm nào đâu nên chắc sẽ không đi. Ngay ông Đởm cũng cho hay: "Để coi ít bữa nữa "ổng" êm êm thì về thôi. Bao năm rồi, bao bận sạt lở rồi có chuyển biến gì đâu!". Gặp một chị đang quét tước con hẻm bên chân cầu Kinh, chúng tôi hỏi vì sao không di dời, chị H. chìa ra một tờ thông báo, trong đó có đoạn: chính quyền thông báo các hộ dân sống, kinh doanh ven sông Sài Gòn nhanh chóng tháo dỡ nhà, di dời... Nếu có tai nạn xảy ra, ông (bà) sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm và bồi hoàn mọi thiệt hại". Chị H. nói: "Ra khỏi nhà mà không biết ở đâu, nếu có tai nạn chúng tôi gánh chịu... thì thôi thà bám nhà sống qua ngày!". Mỗi người một cách nghĩ nhưng nhìn chung người dân bắt đầu có suy nghĩ tới đâu hay tới đó, chứ đi ngủ chỗ khác hay di dời đều khó như nhau.

Người dân đã vậy, còn chính quyền thì sao" Sau 4 ngày trực chiến, vận động..., theo nhận xét của phóng viên, chính quyền địa phương cũng bắt đầu có dấu hiệu... xuống sức. Phóng viên đến sân quần vợt Lý Hoàng - nơi đã hai lần bị sạt lở trong hai năm gần đây. Hiện trường vụ sạt lở cách đây mấy ngày đã không còn vì khu vực này đã được san lấp. Người dân xung quanh cho biết để san lấp được như vậy trong một đêm, chủ nhân của sân Lý Hoàng đã phải thuê rất nhiều xe tải. Nhưng chính quyền địa phương không hề biết. Mãi đến khi phóng viên cho biết, anh cán bộ địa chính phường 27 mới hộc tốc gọi điện thoại xin ý kiến, rồi 5 phút sau, một tổ công tác đủ các ngành của phường mới xuống lập biên bản!" Qua đây có thể thấy rằng dường như chính quyền địa phương đã phần nào nới lỏng "lệnh" của UB quận Bình Thạnh. Việc kinh doanh của một số quán ăn, nhà hàng vẫn như không có gì xảy ra.
Bạn,
Cũng theo SGGP, tại 1 hẻm của 1 công ty khai thác cát 1027, phóng viên ghi nhận xe ben chở cát, gàu múc vẫn hoạt động ầm ào cho dù bảng đỏ cảnh báo sạt lở vẫn dựng sờ sờ ngay đầu ngõ. Bức bách nhất là việc mố cầu Kinh bị xói lở một lỗ hổng khá lớn, khoảng 6 tấc nhưng theo cư dân thì "báo hoài rồi!" Cũng tại khu vực mố cầu này, năm 2003, quán cháo vịt Bích Liên đã đổ sụp xuống nước. Ấy vậy mà theo ghi nhận của phóng viên, một dãy nhà lụp xụp bên cạnh đó, nhiều cái đã lún nghiêng, vẫn tồn tại "sum vầy" bất chấp những hiểm nguy sạt lở bờ sông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.