Hôm nay,  

Dạy Nghề Cho Trẻ Bụi Đời

17/09/200000:00:00(Xem: 5328)
Bạn thân,
Hôm trước có nghe bạn dịch bản tin về tiệm ăn Hoa Sữa từ báo Wall Street Journal, trong đó bà chủ tiệm là Việt Kiều Tây về mở tiệm và dạy nghề cho trẻ mồ côi. Không được đọc nên không rõ. Nhưng hôm nay được đọc baó Phụ Nữ Thủ Đô, cũng chuyện tương tự, hai vợ chồng chủ lò bánh mì dạy trẻ buị đời học nghề. Bài nhan đề là “Tấm lòng của vợ chồng người chủ lò bánh mỳ.” Trích đoạn như sau.

Theo lẽ thường, người có lò bánh mỳ trong thời buổi cạnh tranh hết sức gay gắt này, không mấy ai lại muốn dạy nghề cho người khác. Hơn nữa, dạy nghề cho “người dưng” mà không có tiền công thì có mấy ai chịu dạy! Vậy mà ở ngõ 4 phố Kim Mã, phường Kim Mã, quận Ba Đình, Hà Nội lại có một gia đình chủ lò bánh mỳ đã dạy nghề miễn phí cho trẻ lang thang, đó là vợ chồng anh Trần Đình Chung.

Khi đến thăm lò bánh mỳ của anh Chung, chúng tôi còn gặp nhiều chị em quê Hà Tây, Nam Hà và các cháu trai 14, 15 tuổi đang tíu tít chuẩn bị nấu cơm trưa. Hỏi thăm, số chị em này là những khách hàng ăn trưa nghỉ tại đây để lấy bánh mỳ đem bán. Còn các em trẻ em lang thang cũng được gia đình anh Chung giúp nơi tá túc để đi bán bánh mỳ, để học nghề và gặp những ngày nắng nóng, khó bán bánh mỳ thì các cháu đi đánh giày. Chúng tôi thấy nhà anh Chung không phải là nơi rộng rãi, kinh tế nhà anh chưa phải vào hàng khá giả, nhưng gia đình anh vẫn cố gắng thu xếp chỗ nghỉ qua đêm để giúp đỡ các cháu và các chị em ở quê ra có nơi nương tựa.

Anh Chung cho biết: “Khoảng năm 1996, các cháu lang thang cơ nhỡ cũng rủ nhau đến xin lấy bánh đem đi bán. Trong những lúc chờ bánh mỳ ra lò, có một số cháu tự nguyện làm giúp vài việc vặt. Các cháu tỏ ra rất thích thú và sáng dạ. Một hôm tôi hỏi thử các cháu: các cháu có thích nghề làm bánh mỳ không" Chúng trả lời: “Có ạ!” Thế là tôi bỗng nảy ra ý nghĩ: Nếu giúp các cháu học được nghề này thì đến lúc nào đó có điều kiện, chúng sẽ tự mở lò hoặc đi làm thuê thì cũng dễ xin được việc. Vậy là tôi bàn với vợ tôi, sẽ dạy cho một số cháu thực sự yêu nghề, chịu khó, ngoan ngoãn và có sức khoẻ. Dĩ nhiên là dạy miễn phí cho chúng thôi. Còn cháu nào không học được thì vẫn đi bán bánh mỳ và đánh giày, tối đến, chúng quây quần về đây. Tôi luôn nhắc các cháu: đã đến đây là cấm nói bậy, đánh chửi nhau, cấm cờ bạc và đua đòi hút hít”.

Tấm lòng nhân ái của vợ chồng anh Chung đã truyền cho các cháu có hoàn cảnh đáng thương hơi ấm của ngọn lửa tình thương. Anh lặng lẽ dạy nghề cho các cháu, không đòi hỏi ở lũ trẻ một xu. Anh Chung từng vui sướng khi thấy cháu Dũng, 14 tuổi, quê ở Nam Hà đã học thành công. Học được nghề, anh kèm cho Dũng làm thợ phụ tại đây 1 năm nữa. Khi thấy Dũng thực sự làm chủ được công việc, anh động viên “học trò” của mình mở lò tự làm. Ai ngờ, cậu học trò gày gò ấy cũng nghị lực như thầy Chung vậy! Dũng về quê bàn với gia đình vay mượn và gom góp để có vốn mở lò.

Nhưng Dũng không mở ở quê mà thuê địa điểm mở ngay tại Hà Nội, lò bánh của Dũng chỉ cách lò của “sư phụ” chừng 1 cây số. Tôi hỏi vui anh Chung: “Vậy anh không sợ học trò của mình cạnh tranh với thầy sao"” Chung nở nụ cười hiền lành: “Thì tôi cũng mong cho chúng làm ăn được, miễn là các lò đừng có thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh, nói xấu nhau”. Sau Dũng, là vài cháu khác, như Vũ Văn Dương, Vũ Văn Bằng, quê ở Nam Định, anh Chung cho biết mỗi năm trung bình có 3 cháu thành nghề. Uỷ ban Bảo vệ và chăm sóc trẻ em quận Ba Đình đã nhờ gia đình anh Chung tiếp tục dạy nghề cho trẻ em có hoàn cảnh lang thang. Vợ chồng anh Chung cũng vui vẻ nhận lời. Được sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ PLAN, UBBV&CSTE quận Ba Đình đã ký hợp đồng với anh Chung, hỗ trợ kinh phí dạy nghề làm bánh mỳ cho các cháu của trung tâm gửi đến. 6 cháu được học theo hợp đồng này đã thành nghề, 2 cháu được giữ lại làm nghề luôn tại lò, được hưởng lương 350.000 đồng/tháng, 4 cháu kia được giới thiệu đến làm cho các cơ sở khác.

Bạn thân,
Ông chủ lò Trần Đình Chung nói như sau: “Hiện nay, nghề bánh mỳ cũng đang gặp khó khăn do có nhiều lò quá, nên việc dạy nghề không thể tuỳ tiện và tràn lan được, nhưng tạo điều kiện cho các cháu lang thang biết được nghề nào đó, tôi tin các cháu sẽ có được niềm tin vào cuộc sống”. Tôi xin chắp tay kính cẩn lạy ông Phật hiện thân này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.