Hôm nay,  

Cổ Vật Quý "xuất Cảnh"

21/05/199900:00:00(Xem: 8459)
Bạn,
Trong thời gian vừa qua, các toán kiểm tra của Hải quan CSBV tại phi trường Tân Sơn Nhất Sài Gòn đã phát giác nhiều cổ vật quý trong hành ký của du khách ngoại quốc khi họ lập thủ tục rời khỏi Việt Nam. Ngoài một số cổ vật được hợp thức hóa dưới dạng quà biếu từ một công ty trong nước, phần lớn đều là hàng "chui", hoặc được ngụy trang dưới cái tên hàng mỹ nghệ lưu niệm. Theo điều tra của các chuyên viên, đa số các cổ vật đều có nguồn xuất xứ từ các viện bảo tàng, đền, chùa, nhà lưu niệm của các gia tộc. Trước tình trạng này, nhiều chuyên viên khảo cổ đã phải lên tiếng báo động về các hoạt động buôn bán tượng cổ quý ở Việt Nam, dẫn đến kết quả là rất nhiều cổ vật quý đã "xuất ngoại" qua nhiều con đường khác nhau như nội dung thông tin sau đây trích từ báo Sài Gòn:
Gần đây, nạn buôn bán cổ vật trái phép đã diễn ra khá "tấp nập". Theo báo cáo của cơ quan hải quan, trong thời gian vừa qua,các cơ quan đã bắt giữ được trên 200 cổ vật quý hiếm từ các cửa cảng. Riêng trên địa bàn Hà Nội, cơ quan công an đã bắt giữ 5 trống đồng cổ đang bị buôn bán trái phép. Còn tại Sài Gòn, đã bắt quả tang hai đối tượng đang bán 11 pho tượng Di Lặc, 28 tượng Phật, 8 tượng voi... Tuy những con số trên chưa thể nào nêu hết được nạn buôn bán cổ vật trái phép ở nước ta, song đó là những con số biết nói, gióng lên hổi chuông báo động tới các cơ quan chức năng và toàn xã hội. Đi liền với nạn buôn bán cổ vật trái phép là hiện tượng đánh cắp các cổ vật quý hiếm ở các đền chùa, các di tích văn hóa...

Theo con số thống kê hiện nay, các pho tượng quý rời các đình, chùa mà chẳng biết người mang đi là ai đã lên tới vài trăm. Chỉ tính riêng tỉnh Hà Tây, có tới 100 đình, chùa bị mất cắp cổ vật. Còn ở Bắc Ninh, được coi là miền quê văn hiến - nơi "đậm đặc" các di tích lịch sử văn hóa, nạn đánh cắp cổ vật, xâm hại cảnh quan thường xuyên xảy ra. ở các tỉnh Thanh Hoá, Dak Lak chỉ tính trong thời gian ngắn cũng đã mất hàng chục trống đồng, trên 200 dàn chiêng cổ các loại...
Bạn,
Tiếp xúc với báo chí, một số viên chức cao cấp của bộ Văn hóa-Thông tin và bộ Công an CSVN cho rằng "ngoài việc đưa trái phép các cổ vật ra nước ngoài là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hiện tượng các cổ vật bị đánh cắp, còn do ảnh hưởng của mặt trái nền kinh tế thị trường". Các viên chức CSVN này cho biết nhiều pho tượng cổ quý hiếm không chỉ "vượt biên" theo các con đường thủy bộ, hàng không mà còn chui vào các lò đúc đồng. Giải thích về hiện trạng này, một chuyên viên kinh tế nhận định như sau: "Do trình độ dân trí của người dân chưa cao, nên khi tìm thấy được các cổ vật, họ không ý thức được đó là tài sản quý giá của quốc gia, sẵn sàng bán đi vì miếng cơm, manh áo thường nhật. Hơn nữa, việc thu mua cổ vật của nhà nước còn có những thủ tục rườm rà, cho nên chưa khuyến khích được người dân nộp lại cổ vật cho nhà nước...". Cuối cùng các cổ vật quý của Việt Nam lần lượt được xuất cảng sang các thị trường Âu, Á, Mỹ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.