Hôm nay,  

Kỹ Năng Chống Ẩu Đả

18/03/201500:00:00(Xem: 2661)

Học sinh đánh nhau nhiều hơn trước. Nói chữ trước, là so với thế kỷ trước, so với thời trước 1975, so với thời trước 1960s hay 1970s…

Có cách nào cho trẻ em giảm đánh nhau, giảm gây gỗ hay không?

Trước tiên, có thể thấy ngay, dạy trẻ em ngồi thiền là phù hợp với các phong trào thiền tập thế giới. Vì chính phủ Mỹ cũng đã cho dạy Thiền trong các nhà tù để giảm bạo động – vì trại tù là nơi tù nhân dễ nổi giận nhất, vì nơi ở chật hẹp, cọ xát nhau và bao nhiêu giận dữ trong long cứ đổ ra bằng quả đấm nhắm vào người bên cạnh.

Nhưng cũng có cách khác của ngành tâm lý học: kỹ năng làm bạn nhau.

Báo An Ninh Thủ Đô mới có bản tin cho biết rằng một ngôi trường Hà Nội đang “Tìm hình thức kỷ luật hơn 30 nam sinh Hà Nội ẩu đả tập thể.”

Bản tin báo ANTĐ hôm Thứ Ba 17-3-2015 viết:

“Clip hàng chục nam sinh mặc đông phục ẩu đả nhau giữa tiếng hò reo, thúc giục của người xem khiến dư luận lại một lần nữa lo ngại tình trạng bạo lực học đường mang tính nghiêm trọng.

Vụ việc đã được lãnh đạo ngành giáo dục Hà Nội cho biết xảy ra tại khu vực gần trường THCS Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Vụ ẩu đả tập thể này diễn ra từ ngày 10-3 và đã được giáo viên chủ nhiệm, ban giám hiệu nhà trường phát hiện ngay sau đó.

2 nhóm học sinh "dàn trận"

Sự việc xảy ra chỉ được phản ánh trong clip vài phút nhưng cho thấy hàng chục nam sinh còn đang mặc đồng phục tham gia cuộc hỗn chiến. Cả hai bên đều đấm đá, đánh trả nhau. Clip cho thấy, sự việc diễn ra với sự cổ vũ, nói bậy của không ít khán giả. Người quay clip còn thúc giục các nam sinh đánh nhau tiếp để quay video.

Theo giải thích của trường Phú Diễn, vụ việc bắt nguồn từ mâu thuẫn giữa hai học sinh lớp 9. Các em nhờ bạn lớp bên can thiệp rồi lời qua tiếng lại, kết hợp với sự kích động của hai cựu học sinh cá biệt nên dẫn đến xô xát tập thể, mặc dù hai cá nhân chính trong vụ mâu thuẫn đã làm hòa với nhau.

Trước sự việc này, bước đầu nhà trường đã yêu cầu các học sinh tham gia ẩu đả viết bản tường trình và cam kết không tái diễn sự việc. Được biết, hội đồng kỷ luật của nhà trường sẽ họp và đưa ra kết quả xử lí trong tuần này trên tinh thần nghiêm khắc, răn đe nhưng cũng phải có tính giáo dục để cả người đánh và bị đánh biết nhận ra sai sót và sửa chữa. Cũng theo thông tin từ nhà trường, tham gia ẩu đả có nhiều học sinh học lực tốt, chưa vi phạm hay bị kỷ luật gì.

Tiếp theo vụ nữ sinh bị đánh hội đồng trong lớp học tại Trà Vinh, vụ nữ sinh ở Phú Thọ bị mất khả năng nói do rối loạn tâm lý vì bị bạn đánh... cũng đều đã được đưa ra giải quyết, nhưng dư âm về sự việc vẫn kéo dài bởi sự lo ngại trước sự phát triển tâm lý lệch lạc của các em gây ra bởi bạo lực học đường…”(ngưng trích)

Như thế, chúng ta thấy nhu cầu dạy cho học sinh kỹ năng làm bạn nhau, và kỹ năng xử lý các trường hợp có thể dẫn tới bạo động.

Trước tiên, mỗi trường học đều cần có một số điện thoại đặc biệt, hoặc số này của văn phòng Hiệu đonà hay Ban giám hiệu.

Hãy dạy trẻ em rằng ngay khi vừa thấy 2 bạn nào đánh nhau, lập tức tất cả các bạn khác hãy điện thoại về trường, để thầy hay cô tới giải quyết. Chỉ cần vài em móc điện thoại ra gọi, thầy, có thể tin rằng 2 em gây sự kia sẽ ngưng ngay.

Trường hợp xử lý hãy đề ra các kịch bản để dạy các em cách đối phó: thí dụ, khi có một em tới lớp, to tiếng, hăm dọa, nắm ngực áo… thì em nên làm gì, lớp trưởng nên làm gì, các bạn gần đó nên làm gì? Trường hợp, trong lớp xô xát, ẩu đả, tất cả các em khác nên làm gì?

Trường hợp, côn đồ vào trường, các em nên làm gì?

Trường hợp, học sinh bạn mình bị chận đánh, ẩu đả ngoài phố… các em nên làm gì? Số điện thoiạ nào của công an? Nếu la lớn cho mọi người cứu, nên la những gì? Nếu cần bỏ chạy, nên chạy về hướng nào, hướng chợ đông người hay hướng phố vắng người?

Ban Giám Hiệu nên dạy các em kỹ năng ứng phó như thế… Hy vọng sẽ giảm các vụ ẩu đả.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.