Hôm nay,  

Việt Nam Có Ngai Vàng

03/03/201500:00:00(Xem: 4461)
Cứ tưởng chuyện ngai vàng đã trôi theo quá khứ của triều nhà Nguyễn... Có ai ngờ bây giờ vẫnt hấy, mà thấy màu y hệt như dát vàng thật.

Chuyện này xảy ra tại nhà của ông Nông Đức Mạnh, người một thời là Tổng Bí Thư CSVN, nghĩa là giữ quyền lực y như vua. Sàu khi hình ảnh chàng Nông ngồi trên ngai vàng, dư luận thắc mắc, báo chí mới thay bằng hình khác.

Cac1 nơi xao xuyến ra sao?

Bản tin RFA có tựa đề “Chiếc ngai vàng của một người cộng sản” hôm 2-3-2015, gh nhận:

“Nếu câu chuyện được nhiều blogger bàn tán trong tuần lễ trước Tết là cái chết của một người cộng sản là ông Nguyễn Bá Thanh, nguyên trưởng ban nội chính trung ương, thì câu chuyện trong tuần lễ sau Tết lại là về một người cộng sản đang sống, mà sống một cách giàu sang phú quý, đó là nguyên Tổng bí thư đảng, ông Nông Đức Mạnh.

Bức hình phòng khách của ông Mạnh sáng ngày mồng một Tết được báo Tiền phong đăng tải với cảnh hai chiếc ghế chạm trổ công phu và mạ vàng, đằng sau là bức tượng bán thân ông Hồ Chí Minh, bậc tiền bối của ông Mạnh, cũng màu vàng rực rỡ. Bức ảnh được lấy xuống sau đó vài giờ đồng hồ, nhưng nó đã kịp nhân lên thành hàng chục ngàn bức trên hàng ngàn trang blog, trang FB, và có thể là nó sẽ tồn tại mãi mãi.

Thật hay giả?

Các blogger bàn nhau là không biết vàng dát trên ghế là thật hay là giả, chiếc ghế có phải bằng gỗ quí hay không,… Blogger Viết từ Sài gòn trích lời một nghệ nhân chuyên đóng bàn ghế thì gỗ huỳnh đàn của chiếc ghế cộng với lớp dát vàng thì trị giá của nó phải lên đến một triệu đô la Mỹ. Blogger Dân Choa biện luận rằng đồ dùng của một người như ông Mạnh thì không thể là đồ giả được...”

Trị giá một triệu đô la? Giá này cho một chiếc ghế ngai vàng? Phải chi tiền này dùng cho từ thiện, giúp dân nghèo... Than ôi.

Đó là nhìn về khía cạnh giá. Nhà báo Huy Đức trên FB, đăng lại ở BBC qua bài “Quốc Phụ và Quốc Sư” đã không nhìn chú tâm vào ngai vàng, mà chú tâm vào người ngồi trên ngai vàng, tức là nhìn cụ Nông:

“Nhưng dân chúng, theo lẽ tư duy thông thường, nghĩ, một người đã ngồi ở vị trí tột đỉnh quyền lực suốt gần hai thập niên, về mức độ trọc phú, lẽ ra phải khá hơn các đại gia buôn đất.

Ngoài khía cạnh văn hóa, việc tổng bí thư của một đảng cộng sản khi về hưu tự thửa cho mình một chiếc ghế mô phỏng ngai vàng còn cho thấy, tuy kêu gọi dân chúng làm cách mạng, quét sạch tàn dư phong kiến nhưng trong thẳm sâu, không ai thèm khát tàn dư phong kiến bằng họ - những nông dân có quyền vua chúa...

...Khi ngồi trên cái ngai vàng hàng nhái đó để tiếp khách chính thức, có chụp ảnh (có thể còn quay phim), chắc chắn ông Mạnh không nhận ra thân phận của một "hoàng đế cởi truồng". Nhưng vàng, thau thì không bao giờ lẫn lộn. Khi xuất hiện trước công chúng, những công dân trưởng thành đã chỉ ra sự tồng ngồng của họ.

Trong khi đó, thông tấn VOA không chú tâm vào ngai vàng, không chú tâm vào cụ Nông, mà chú tâm vào dư luận báo chí.

Bản tin VOA viết:

“Truyền thông trong nước hoàn toàn im lặng sau khi dư luận dậy sóng vì hình ảnh nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh ngồi trên chiếc ghế to, giống ngai vàng, trong khi từng đồng loạt vào cuộc phanh phui tài sản của nguyên tổng thanh tra Trần Văn Truyền.

Sau khi tờ Tiền Phong gỡ bỏ bức ảnh gây sốt các trang mạng xã hội, trong đó người từng đứng đầu đảng Cộng sản Việt Nam suốt 10 năm trời, ngồi trên chiếc ghế chạm trổ đầu rồng màu vàng, đón tiếp khách tới thăm, báo chí Việt Nam không có bất kỳ bài viết nào khác về điều mà nhiều người nói là “sự xa hoa” của một cựu quan chức nhà nước.

Và hiện nhiều người sử dụng mạng xã hội Việt Nam đang so sánh việc đưa tin về vụ mà nhiều người nói là “chiếc ghế của nguyên tổng bí thư” với vụ việc của ông Truyền.

Năm ngoái, sau khi báo Người cao tuổi khai mào cuộc điều tra, hàng loạt những cái tít như “Sự thật về căn biệt thự khủng của ông Trần Văn Truyền”, “Tổng của nổi của ông Trần Văn Truyền trị giá bao nhiêu?” hay “Ông Trần Văn Truyền lấy tiền đâu mua nhà, biệt thự?” đã xuất hiện liên tục và dày đặc trên báo chí.

Nói chuyện với VOA Việt Ngữ với điều kiện không nêu danh tính, một người có chức vụ trong ban biên tập của một tờ báo ở Việt Nam cho biết rằng ông Mạnh “quá cao” nên không báo nào dám mạo hiểm như vụ ông Truyền. Nhà báo này nói:

“Vụ việc đụng trần rồi. Làm sao ai có thể nói được. Dù báo chí có làm thì người ta cũng sẽ cản. Ở đây rõ ràng đã có một sự kiểm duyệt rồi”.

Sau khi báo chí đồng loạt vào cuộc và gây sức ép, ông Truyền đã phải “xin lỗi đảng, nhân dân” và đã phải trả lại một số ngôi nhà.

Trái ngược với vụ ông Truyền, nếu tìm kiếm tin tức về chiếc ghế và ngôi nhà với nội thất tông màu vàng của ông Nông Đức Mạnh, thì chỉ thấy các bài viết trên các trang web hải ngoại.

Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một người quan sát tình hình chính sự trong nước, nói ông tin rằng truyền thông ở Việt Nam “đã được lệnh không được nói gì về cái chuyện đấy nữa”.

“Báo chí chính thống của Việt Nam, dù có tới 700 cơ quan báo chí, nhưng mà thực sự có một ông tổng biên tập, đó là ông Đảng...”

Ngắn gọn, chiếc ngai vàng dù được nhìn vào ngai vàng, hay nhìn vào người ngồi ngai vàng, hay nhìn vào chuyện 700 tờ báo quôc nội bàn về ngai vàng... cũng đều là hỏng. Hỏng từ A tới Z vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.