Hôm nay,  

Xe Ôm Cũng Nộp Thuế

01/10/199900:00:00(Xem: 6042)
Bạn,
Tuần qua, giới hành nghề xe ôm và những người thường xuyên đi lại bằng phương tiện này đã xôn xao về thông báo của cục Thuế và sở Goao thông Công chánh CSVN Sài Gòn về khoản thuế được đặt tên “kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe máy. Cùng với việc ban hành khoản thuế này, ngành Giao thông CSVN Sài Gòn lại ra tiếp văn thư buộc các người chạy xe ôm phải làm đơn đăng ký hành nghề để ngành Thuế có “cơ sở” để đánh thuế. Trước sự việc này, các bác tài xe ôm không khỏi lo âu khi nghĩ dến khoản tiền phải nộp cho phòng thuế các quận để có thể hành nghề mà không bị phạt. Dư luận và phản ứng của các bài tài xe ôm về “nghĩa vụ đóng thuế” được báo Sài Gòn ghi nhận qua trích đoạn sau đây:
Sáng ngày 21 tháng 9, bãi xe ôm ở ngã tư Bảy Hiền đông người hơn thường lệ, các bác tài ngồi vắt vẻo trên xe, cầm tờ báo và bàn luận quanh việc quản lý và thu thuế hành nghề. Anh tài An cho biết: Tôi nguyên là lao động hợp tác ở I rắc trở về sau chiến tranh Vùng Vịnh (1991), có nghề mộc đàng hoàng nhưng không thể tìm đâu ra một chỗ làm ổn định, ra đây ngồi chở khách kiếm tiền phụ với gia đình. Hôm rồi nghe nói phải làm đơn đăng ký hành nghề, tôi đang dự tính là phải chấp hành thì lại nghe đăng ký sẽ bị thu thuế... chắc tôi bỏ bãi xe này để chạy rông kiếm khách mà thôi.

Không chỉ có anh An, nhiều người khác còn cho biết thực trạng tối đen của nghề xe ôm, có những người vốn đạp xe xích lô, ba gác nay không còn sức khỏe, cố dành dụm vay mượn chỉ để sắm cho bằng được một chiếc xe cà tàng để chạy xe ôm, một số khác phải thuê xe chạy kiếm ăn từng bữa, những hôm ế khách còn bị lỗ tiền xăng và tiền thuê xe nữa. Ở đội xe máy thuộc bến xe miền Đông, một nơi có vẻ qui mô và chuyên nghiệp nhất, bác tài Việt nói: Tôi về hưu non, không biết làm gì khác hơn là chạy xe ôm, thu nhập trung bình trên dưới 50 ngàn đồng/ngày chưa trừ xăng nhớt, hao mòn máy móc và khá vất vả với nhiều rủi ro trên đường phố. Ông Việt cho rằng nghề xe ôm là đã tận cùng rồi, không ai có công việc ổn định mà chạy xe ôm, do đó việc chạy xe ôm nên được xem như một hình thức lao động tạm bợ. Ông nói tiếp: Ai lại thu thuế người lao động tạm bao giờ" Ông còn nói chẳng lẽ cứ gia nhập đội, mũ áo đồng phục chỉnh tề, nhìn vào biết ngay là xe ôm thì đóng thuế, còn những người hoạt động ở bên ngoài, nơi những góc ngã tư, trước cửa chợ, bệnh viện thì ai biết đó là xe ôm mà thu thuế. Còn nếu bắt buộc thì họ chuyển sang xe “quốc tế” (những người chạy xe ôm không có bến bãi), chạy vòng vòng bắt khách, hao xăng nhưng còn hơn là phải đăng ký, đóng thuế.
Tại căn chòi nhò bằng gỗ ở một góc bến xe nơi được dùng làm trụ sở của đội, ông Đào Văn Long, đội trưởng cho chúng tôi biết: từ khi thành lập vào năm 1992 đến nay đội chỉ phải đóng lệ phí bến bãi cho bến xe miền Đông với mức 30 ngàn đồng/xe/tháng, riêng các anh em đóng thêm cho đội 35 ngàn đồng/xe/tháng để gây quỹ sử dụng cho các hoạt động mang tính cách nghiệp đoàn như chăm lo đời sống, tương thân tương trợ trong lúc ốm đau. Ông cũng dẫn chứng cho chúng tôi thấy trường hợp trong đội hiện rất khó khăn, chạy không đủ ăn và chạy ngày nào ăn ngày đó, đến khi xe hư hao lại phải đi vay đầu này đầu kia để sửa chữa.
Bạn,
Theo ghi nhận của báo trong nước, tất cả các tài xe ôm đều rất nghèo, bữa đói bữa no, bây giờ lại phải chịu thêm khoản thuế kinh doanh do ngành thuế và giao thông CSVN đặt ra thì gánh nặng trên vai càng tăng thêm trọng lượng trong hoàn cảnh khốn cùng!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.