Hôm nay,  

Lối Vào Hôn Nhân

21/02/201500:00:00(Xem: 3301)
Tất nhiên, tình yêu là lối dẫn tới hôn nhân. Như thế mới đẹp, và mới bền lâu.

Phong tục Việt Nam nhiều nơi dị biệt. Nhưng việc kết hợp mối lương duyên cách nào cũng đẹp. Hầu hết là cũng đẹp, nếu thực sự có tình yêu, tất cả các đòi hỏi về hồi môn hay bât kỳ chuyên môn đăng hộ đối gì khác đều là chuyện bên lề.

Chính yếu vẫn là yêu nhau trước.

Báo Người Đưa Tin hai tuần trước có kể về chuyện "Choáng với của hồi môn: 10 sổ đỏ, 1 ngôi nhà 5 tỷ."

Như thế là tốn kinh khủng. Vậy mà chuyên đó có thực. Và đã thực hiện êm đẹp, vì đôi trẻ yêu nhau thực: hai nhân vật chính trong đám cưới xa hoa này là Quốc Dũng – Anh Thư (ở Biên Hòa - Đồng Nai).

Người kể là nhiếp ảnh gia B.B. đã đưa lên Facebook những lô hình cho thấy lễ cưới tuyệt vời, được ghi nhận là:

"Đám cưới không chỉ gây ấn tượng với khung cảnh lộng lẫy, ngoại hình xứng đôi vừa lứa của cô dâu chú rể mà còn khiến nhiều người choáng ngợp về số của hồi môn “khủng”...

...Được biết, gia đình cô dâu Anh Thư và chú rể Quốc Dũng đều là đại gia trong ngành gỗ và có kinh tế rất khá giả, gia đình gia giáo. Bởi vậy, hai bên gia đình đã không ngần ngại chi mạnh tay cho ngày trọng đại của con."

Chỉ xin gửi lời chúc lành cho tât cả những người yêu nhau. Cuộc đời nhiều bất trắc, và do vậy, hãy tử tế với nhau trước những bất toàn.

Cuộc đời là bất như ý, nói theo Đức Phật là khổ. Do vậy, hãy trân trọng với nhau từng ngaỳ hạnh phúc.

Nơi một dân tôc thiểu số ở Cam Ranh, Khánh Hòa lại có một phong tục lạ: Báo Khánh Hòa gọi là "Chuyện "ngủ thảo" để... kén chồng."

Ngủ thảo là cô gái sẽ mời chàng trai cô ưng ý lên ngủ chung, nhưng không được vượt rào sex, vì vi phạm là sẽ bị làng phạt nặng. Hai cô cậu ngủ bên nhau nhiều đêm, tâm sự để hiểu nhau, kể cho nhau về ước mơ tương lai... và vẫn không vượt rào. Cho tới khi cô gái hoàn toàn ưng, sẽ trình lên người lớn để kết hôn.

Bản tin Báo Khánh Hòa kể:

"Đêm xuống, bên bếp lửa bập bùng, già làng Cao Minh Giao (thôn Sông Cạn Đông, Cam Thịnh Tây, Cam Ranh, Khánh Hòa) bồi hồi kể chuyện ngày xưa, thời mà tục “ngủ thảo” để kén chồng của người con gái Raglai rất được coi trọng.

“Hồi đó, để được vợ bắt về làm chồng, tôi phải trải qua hai năm “ngủ thảo” cùng vợ. Những lần “ngủ thảo” là những lần giúp chúng tôi hiểu nhau hơn, nuôi nấng cho tình yêu của chúng tôi lớn hơn. Khi thấy ưng cái bụng, chúng tôi xin cha mẹ cho cưới nhau để chính thức thành vợ, thành chồng. Nhờ hiểu nhau nên vợ chồng tôi sống rất hòa thuận” - già làng Giao kể.


Theo dòng ký ức, ông cho biết, cách đây hơn 40 năm, vợ ông là cô gái đẹp nhất, nhì ở làng. Nét đẹp của bà làm trái tim của nhiều chàng trai, trong đó có ông ngẩn ngơ. Trong những đêm lễ hội, các chàng trai của làng cứ say đắm quấn theo từng bước chân, điệu nhảy của bà để mong được bà đồng ý cho ngủ thảo. Tối đến, khi lễ hội tan, dưới chân cầu thang ở chái nhà bà, lúc nào cũng có vài chàng trai đứng chờ với niềm mong mỏi được bà mời lên ngủ thảo cùng. Rồi bà chọn ông, một chàng trai giỏi đánh mã la, làm nương rẫy. “Ngày đầu tiên khi nàng đồng ý cho mình lên nhà ngủ thảo cùng, mình mừng lắm nhưng tim cứ đánh thon thót vì run. Đêm đó, do run quá mình chẳng nói được với nàng câu gì, 2 đứa cứ lặng yên nằm bên nhau rồi mình ngủ thiếp đi lúc nào không hay” - ông cười kể...

Gần 55 tuổi, khuôn mặt của bà Thị Mơn (thôn Sông Cạn Trung, Cam Thịnh Tây) đã có nhiều nếp nhăn, nhưng cái duyên, cái đẹp của bà vẫn còn hiện rõ trên đôi mắt, khóe miệng. Nhớ về những ngày tháng ngủ thảo kén chồng, bà Mơn xúc động: “Những ngày mình và Mang Bia - chồng mình ngủ thảo cùng nhau, tụi mình tâm sự nhiều chuyện lắm. Như chuyện ưng nhau rồi sẽ làm gì để có cái ăn, đặt tên cho con là gì, có thương nhau thật bụng không... Sau hơn 1 năm ngủ thảo, thấy Mang Bia tốt bụng, hay phụ giúp gia đình mình làm rẫy, mình mới bắt Mang Bia làm chồng. Của hồi môn bắt chồng của mình là 1 cái rựa. Từ của hồi môn, 2 vợ chồng lên rừng phát rẫy, làm nương. Đến giờ vợ chồng mình đã có 4 người con. Các con đều đã lập gia đình, có việc làm ổn định”.

Hỏi chuyện, những người lớn tuổi ở xã Cam Thịnh Tây cho biết, theo phong tục ở làng, con gái Raglai khi đến tuổi trưởng thành đều được cất riêng một chái nhà cạnh nhà cha mẹ. Chái nhà đó là nơi ở của cô gái, cũng là nơi cô gái có thể mời chàng trai mình thích về ngủ thảo. Sau khi bắt chồng, chái nhà đó trở thành nhà chung của đôi vợ chồng trẻ..."(ngưng trích)

Tuyệt vời là thơ mộng.

Tây, Mỹ nghe chuyện này, có thể sẽ làm phim, viết truyện được... Nằm bên nhau cả năm, mà vẫn "tương kính như tân" (cùng kính nhau như là khách)...

Than ôi, thời này đâu có như thế... Hoặc nếu có, hẳn là nơi núi rừng Khánh Hòa vậy.

Hãy nhìn con số phá thai ở Hà Nội và Sài Gòn mà biết sợ. Đó không phải ngủ thảo, mà là ngủ thử...

Chỉ còn thắc mắc về ông bà mình là: Cha Rồng, Mẹ Tiên có ngủ thảo hay không?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.