Hôm nay,  

Bao Dung Đồng Tính

1/11/201500:00:00(View: 3609)
Có một thiên đường đồng tính đang hình thành tại Đông Nam Á: đất nước Việt Nam của chúng ta. Chính thức, luật pháp không còn kỳ thị nữa.

Dân đồng tính là một phần trong nhóm chữ viết tắt: LGBT.

Nhìn về trước 1975, nói cho cùng, dân VN không kỳ thị đồng tính, nhưng ba mẹ không muốn con mình như thế vì truyền thống là phải nôi dõi tông đường. Dần dà, dân chúng rồi cũng bao dung hơn. Cực đoan chống đồng tính chủ yếu chỉ còn các tôn giáo nhất thần, vì cho đồng tính là trái ý Thượng đế. Nhưng dân mình hiền lành, tinh thần làng xã mạnh, nên xem đồng tính cũng là chuyện trong lũy tre làng.

Báo Dân Trí ngày cuôi năm 2014 đã kể về luật mới:

“Bắt đầu từ ngày mai (1-1-2015), người đồng tính có thể tổ chức đám cưới, chung sống với nhau như vợ chồng và không ai có quyền xử phạt, can thiệp vào việc họ sống chung.

Tại cuộc họp báo ngày 31-12, ông Bùi Minh Hồng, đại diện Vụ Pháp luật hình sự - kinh tế (Bộ Tư pháp), cho biết kể từ ngày mai (1-1-2015) khi Luật Hôn nhân và gia đình sửa đổi chính thức có hiệu lực, từ “cấm kết hôn đồng giới” ở luật ban hành năm 2000 sẽ được thay thế bằng quy định “nhà nước không thừa nhận hôn nhân của những người cùng giới tính”.

“Điều đó có nghĩa là quyền kết hôn giữa những người cùng giới tính chưa được nhà nước thừa nhận nhưng việc sống chung thì nhà nước không can thiệp nữa, bởi đây là quyền tự do dân sự của cá nhân. Họ tổ chức lễ cưới, sống chung với nhau, coi nhau như vợ chồng thì đó là quyền cá nhân của người ta, không được ai xử phạt, hay can thiệp nào vào việc họ chung sống”- ông Hồng nói.”

Tác động dây chuyền?

Trước tiên, giới đồng tính toàn cầu sẽ rủ nhau tới Việt Nam du lịch.

Báo Tuổi Trẻ viết:

“Quyết định bãi bỏ lệnh cấm kết hôn đồng giới kể từ ngày 1-1-2015 của Việt Nam sẽ trở thành chất xúc tác đáng kể cho ngành du lịch 9 tỉ USD của nước này, theo Bloomberg.

Với mục tiêu thúc đẩy kinh tế tăng trưởng gần 7% trong 7 năm liên tiếp, Việt Nam đã miễn thị thực cho 7 nước châu Á và châu Âu từ ngày 1-1 để thu hút khách du lịch quốc tế - vốn đạt 7,9 triệu lượt trong năm 2014, tăng từ mức 7,6 triệu của năm 2013.

Trong năm 2013, ngành du lịch đóng góp 4,5% trong GDP, tạo ra 2,3 triệu việc làm - chiếm hơn 9% tổng số việc làm của cả nước....”

Trang RFI hôm Thứ Sáu nói rằng Việt Nam đã trở thành "vô địch Đông Nam Á" về tôn trọng người đồng tính.

RFI viết:

“Với bộ Luật Hôn nhân và Gia đình được sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” có trong luật cũ năm 2000, Việt Nam trở thành nước đạt nhiều tiến bộ nhất Đông Nam Á về việc bảo vệ quyền của những người đồng tính trong thời gian gần đây. Theo giới phân tích, quyết định của Hà Nội có mục tiêu kinh tế là thu hút số du khách đồng giới có tiềm năng tài chính cao, nhưng đồng thời cũng có tác dụng chính trị là giải tỏa áp lực về nhân quyền đang đè nặng trên Việt Nam.


Điều cần ghi nhận trước tiên là luật Gia đình mới của Việt Nam vẫn quy định là "Không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính" (khoản 2 Điều 8), do đó, những người đồng giới tính vẫn có thể kết hôn, nhưng sẽ không được pháp luật bảo vệ khi xảy ra tranh chấp.

Cho dù vậy, quan điểm bao dung đối với người đồng tính, nam cũng như nữ, được ghi thành luật, đã biến Việt Nam thành quốc gia rộng lượng nhất đối với những người này trong vùng Đông Nam Á.

Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ Bloomberg ngày 08/01 vừa qua, chuyên gia Jamie Gillen thuộc Đại học Quốc gia Singapore đã không ngần ngại xếp Việt Nam vào vị trí hàng đầu châu Á trong lãnh vực tôn trọng quyền của giới đồng tính. Nhà nghiên cứu này so sánh: "Singapore vừa tái khẳng định lệnh cấm các hành vi đồng tính luyến ái, trong khi Việt Nam lại đang cố gắng nêu bật mình trong tính cách một đất nước bao dung và an ninh".

Vẫn theo hãng tin trên, ông Phil Robertson, phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, cũng ghi nhận là không một quốc gia nào khác trong khu vực Đông Nam Á tiến bộ bằng Việt Nam trong việc chấp nhận hôn nhân đồng tính. Theo chuyên gia nhân quyền này, tại Thái Lan, những nỗ lực để ra những đạo luật về người đồng tính đã bị đình trệ kể từ ngày giới quân đội đảo chánh vào tháng Năm 2014, còn Cam Bốt, Miến Điện, và Lào thì không đưa cả vấn đề này vào chương trình nghị sự của Quốc hội. Thậm chí, theo một chiều hướng ngược lại của mình, Philippines đang xem xét luật cấm hôn nhân đồng tính, Indonesia và Malaysia, hai nước Hồi giáo thì vẫn duy trì "quan điểm phân biệt đối xử cố hữu" chống lại người đồng tính, trong khi Brunei thì ra luật Hình sự mới, phạt đánh roi và tù nặng đối với giới đồng tính.

Theo các nhà quan sát, ngoài tư tưởng cởi mở, Việt Nam còn có mục tiêu kinh tế khi bao dung đối với những người đồng tính: Đó là phát triển du lịch, mà những người đồng tính trên thế giới là đối tượng cần thu hút do tiềm năng tài chánh của họ.

Theo một nghiên cứu do công ty Community Marketing Inc., trụ sở tại San Francisco thực hiện, riêng tại Mỹ, 29% trong cộng đồng người đồng tính Mỹ đi du lịch ít nhất 5 lần/năm, mang lại cho ngành du lịch Mỹ nói riêng 100 tỉ đô la. Tính ra 48% các hộ gia đình đồng tính có thu nhập hàng năm trên 75.000 đô la.

Bên cạnh đó, giới phân tích cũng ghi nhận một dụng tâm chính trị của chính quyền Việt Nam: Đó là giải tỏa bớt áp lực về nhân quyền mà Hà Nội đang phải chịu, vì quyền của những người đồng tính cũng là nhân quyền.”

Nghĩa là gì?

Một mũi tên bắn trúng 2 con chim: khi bao dung đồng tính, sẽ vừa đỡ đòn nhân quyền, sẽ vừa hốt bạc du lịch.

Ai bảo nhà nước Ba Đình chậm trí?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ngay cả các đại biểu quôc hội cũng biết: Việt Nam chưa có chuyện lập hội, lập hè gì cả... Nghĩa là, dân Việt Nam trước giờ chẳng hề có quyền tự do lập hội.
Bạn thắc mắc, vì sao những bản báo cáo nhà nước, dù từ cơ quan trung ương đảng hay của quốc hội, hay của các cơ quan như mặt trận và đoàn và hội... nghe cứ y hệt nhau?
Chuyện trước giờ thỉnh thoảng đã nghe đâu đó rồi. Có vẻ như lâu lâu lại lộ ra chuyện đó: bỗng nhiên khám phá ra bị mất cơ phận.
Đó là chuyện như dường bất tận. Các thương lái đôi khi xuất hiện như cứu tinh cho nông dân, mang tiền tới kịp thời cho qua cơn ngặt cuối vụ mùa… nhưng cũng nhiều khi gây khóc hận, khi giở trò ép giá, xù hàng...
Tỉnh nào cũng nghe chuyện chợ cũ, chợ mới. Nguồn sống, nguồn kinh doanh của dân, nhưng cứ bị mấy chữ ký của cán bộ trên cao biến đồi nhiều khi rất là vô lý.
Bài thơ tựa đề “Tôi rất sợ rồi sẽ một ngày” của một nhà thơ ký tên “Một thầy giáo dậy Văn yêu nước” nêu lên cái nhìn tương lai đáng ngại.
Đó là “quả đắng” mà Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO - thuộc Tổng công ty Thép VN) gặp phải khi đầu tư mở rộng giai đoạn hai Nhà máy Gang thép Thái Nguyên.
Một thời, chúng ta nghe chuyện nhà nước Hà Nội nói rằng, Hoàng Sa là của chúng ta, nhưng thôi hãy để cho thế hệ sau đòi lại vùng đảo này...
Báo Lao Động cho biết hãng hàng không Vietnam Airlines đã “xin lỗi và khẩn trương thu hồi tạp chí Heritage in cô gái mặc áo dài hình chùa thiêng Myanmar.”
Có phải mặt trận độc trùng nằm trong sách cổ binh thư Trung Quốc, và bây giờ mới vận dụng vào cuộc chiến nhắm về phương Nam?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.