Hôm nay,  

Tốt Hơn Các Bác Ba Đình

10/01/201500:00:00(Xem: 2729)
Trong đất nước mình, những ai tốt lành hơn các bác trong Bộ Chính Trị đang họp ở Hội trường Ba Đình?

Câu hỏi nên nêu lên, vì các bác ngồi trên đầu trên cổ dân, bất kể bằng cấp giả hay thành tích dỏm... Và đa số đều vướng vào tham nhũng. Nói đa số, vì không lẽ nói là tất cả.

Tất nhiên đất nước còn rât nhiều người tốt lành, thời nào cũng thế. Thí dụ, như thầy tu. Thí dụ, như đa số nông dân mình, dù từ Đồng Bằng Sông Cửu Long hay tận núi rừng Tây Nguyên, tốt lành là bẩm sinh và còn được nuôi dưỡng qua đời sống thôn xã, nơi làng xóm hệt như gia đình.

Trong khi các bác ủy viên trung ương lúc nào cũng kèn cựa, phe cánh, lúc ngó về Bắc Kinh để xem hướng gió, lúc móc ngéo nhà thầu để ăn tiền huê hồng, lúc hù dọa dân để được quà Tết, và vân vân.

Nhưng hiển nhiên một điều ai cũng thấy: Học sinh tiểu học 'sòng phẳng' hơn người lớn...

Báo Khám Phá hôm Thứ Bảy 10-1-2015 viết một bài, có vẻ ám chỉ tới các quan:

“Để học sinh tiểu học bình bầu những bạn có thành tích nổi bật hay có tiến bộ vượt bậc đã khiến cho dư luận xôn xao, lo ngại việc đấu đá, mất đoàn kết. Tuy nhiên, thực tế các em ngưỡng mộ các bạn học giỏi chứ không hề ganh ghét, hãm hại bạn như người lớn nghĩ.

Chiều 6/1, Bộ GD&ĐT đã có văn bản gửi Giám đốc các Sở GD&ĐT về việc đánh giá, khen thưởng học sinh tiểu học theo Thông tư 30. Từ đó, nhiều ý kiến cho rằng, việc để học sinh bình bầu cho nhau khiến không ít thầy cô và phụ huynh lo ngại bởi thay vào đó các em lại nói xấu nhau và mất đoàn kết vì ai cũng muốn mình được nhận giấy khen.

Tuy nhiên, thực tế thầy Nguyễn Trọng Đạt, hiệu phó trường tiểu học Nguyễn Khuyến cho rằng sự việc không... nghiêm trọng như dư luận suy diễn. Cụ thể như trường tiểu học Nguyễn Khuyến, do số lượng học sinh không nhiều nên giáo viên sẽ chọn những điểm mạnh của từng học sinh để tuyên dương. Mục đích là các em cảm thấy được ghi nhận thành tích cố gắng của mình và những em chưa được khen sẽ có động lực để phấn đấu...


...Chị Nguyễn Hồng Hạnh, phụ huynh của học sinh học lớp 2 ở Hà Nội tỏ ra đồng tình với việc để các em học sinh bình bầu cho nhau: "Trẻ con hồn nhiên vô tư và biết chính xác mỗi bạn trong lớp có ưu điểm gì. Cô giáo có thể quý bạn này, thích bạn kia nên có phần thiên vị trong khen thưởng, nhưng học sinh tiểu học thì sẽ "công tâm" nhất...

...TS Vũ Thu Hương, giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội chia sẻ, sau khi thông tư 30 được áp dụng đại trà trên cả nước, các thầy cô giáo than phiền các em học sinh tiểu học không còn quan tâm đến việc học hành như trước nữa vì tính chất ganh đua đã giảm rõ rệt, điều này cũng đã ảnh hưởng đôi chút đến hiệu quả học tập. Vì thế, để học sinh tự bình bầu nhau cuối kỳ tạo hiệu ứng thúc đẩy đam mê học tập cũng là một kết quả đáng mong đợi của các em.

Học sinh tiểu học cũng sòng phẳng hơn người lớn. Thường thì chúng ngưỡng mộ và thích chơi với các bạn học giỏi chứ không ganh ghét và tìm cách hãm hại bạn. Điều này người lớn chúng ta phải học ở trẻ...”(ngưng trích)

Các bác ở Ba Đình hãy vào sân trường tiểu học mà học ở các em đấy nhé. Không cần đâu xa.

Chính các em cũng là hồn thiêng dân tộc đấy nhé.

Chính các em là những Nguyễn Trãi, Chu Văn An của tương lai đấy.

Và khi học các em, không có gì mắc cỡ cả.

Hãy nhớ lại tuổi thơ của các bác xem.

Hãy nhớ thời các bác còn học tiểu học xem.

Hãy nhớ thời các bác còn khóc vì một chiếc bánh rơi, một chiếc dép đứt, một điểm bị trử, một buổi bị cô giáo phạt, một buổi sáng bị bba rầy hay mẹ mắng, một buổi chiều bị con ngỗng nhà bên hàng xóm vào sân nhà dí đuổi...

Không phải lúc đó tâm hồn các bác đã ngây thờ rât1 mực, đã thơ một tuyệt vời sao.

Bây giờ htì, tham nhũng quá xá vậy.

Hãy học các em tiểu học nhé các bác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.