Hôm nay,  

Trân Trọng Tiếng Việt

12/16/201400:00:00(View: 3487)

Nhớ hồi mấy tháng trước, có một anh Hà Nội tự nhận là kỹ sư, đã quậy ầm ĩ, in sách tân trang Truyền Kiều của cụ Nguyễn Du, nói là hiện đại hóa ngôn ngữ Việt, và sửa tới 1/3 cuốn Truyện Kiều.

Anh giai Hà Nội này cũng tự nhận là nhà thơ Đỗ Minh Xuân, và bị báo Đời Sống & Pháp Luật mô tả qua bản tin “Cười té ghế hay đau thắt lòng với chữ sửa Truyện Kiều?”

Trong đó, bản tin kể:

“Mỗi từ, mỗi câu trong Truyện Kiều là mỗi viên ngọc long lanh trong kho tàng ngôn ngữ và văn chương Việt Nam, điều đó có lẽ không cần phải bàn. Nhưng nay có lẽ phải bàn lại vì có người… chê dở, và đã sửa tới 1/3 tác phẩm!

“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tài, chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua mỗi cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Mỗi người thứ có thứ không
Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen…” (ngưng trích)

Thế là sửa Truyện Kiều rồi.

Điều lo ngại là, sách này có thể sẽ vào tay những người ngoại quốc đang học tiếng Việt.

Thí dụ, ông Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam có thể đang gối đầu giường cuốn Truyện kiều tân biên của Đỗ Minh Tuấn và tưởng rằng đây là “ngôn ngữ Việt tuyệt vời.”

Thông tấn VietnamNet hôm Thứ Hai ghi nhận về một hội nghị qua bản tin “Hàng trăm nhà khoa học thúc đẩy việc quảng bá Tiếng Việt.”

Bản tin kể:

“Hội thảo khoa học quốc tế Nghiên cứu và giảng dạy Tiếng Việt và Việt Nam học trong trường đại học diễn ra ngày 12 và 13/12 với sự tham dự của hàng trăm đại biểu trong nước và quốc tế.

Hội thảo do Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội) qui tụ các chuyên gia, các nhà khoa học của 23 đại học đến từ 9 quốc gia và vùng lãnh thổ: Lào, Thái Lan, Singapore, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hoa Kỳ và Việt Nam.

Đã có 100 tóm tắt và báo cáo được gửi tới hội thảo, trong đó có 23 báo cáo của các học giả, chuyên gia và giảng viên của các trường đại học lớn như ĐH Harvard, ĐH California State Fullerton (Hoa Kỳ), ĐH Tokyo, ĐH Ngoại ngữ Tokyo, ĐH Châu Á Thái Bình dương (Nhật Bản), ĐHQG Singapore, ĐHQG Australia, các trường ĐH Quảng Châu, ĐH Quảng Tây, ĐH Bắc Kinh, (Trung Quốc), ĐH Chulalongkon, ĐH Mahidol, ĐH Ubon rachathani (Thái Lan), ĐH Tổng hợp Quốc gia Lào…

...Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, tiền thân là Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, đã có truyền thống gần 60 năm giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài. Hàng nghìn người nước ngoài đã học tập về tiếng Việt, văn hóa, văn học, lịch sử Việt Nam… và nhiều người đã trở thành những nhà Việt Nam học nổi tiếng, những nhà ngoại giao kỳ cựu, những phiên dịch viên cao cấp, đặc biệt là, có 15 cựu sinh viên đã trở thành Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại Việt Nam.”(ngưng trích)

Truyện Kiều nằm ở đâu trong giảng khóa Tiếng việt cho người ngoại quóc? Bản của Nguyễn Du hay bản của Đỗ Minh Tuấn?

Cuốn sách của ông Hồ có tên là “Đời Kách Mệnh” nằm ở đâu trong giảng khóa, và có bị sửa lại cho đúng là “Đời Cách Mạng” hay không?

Có rất nhiều điều để suy nghĩ.

Thậm chí, định nghĩa về “Hiến Pháp” là bản văn pháp lý cao nhất hay định nghĩa “Quốc Hội” là cơ quan quyền lực cao nhất cũng có thể sẽ bị ngoaị kiều học tiếng Việt chất vấn:

“Có phải nói dzậy mà không phải dzậy?”

Dĩ nhiên, nói và viết với chữ “dzậy” là sẽ bị cô giáo sửa lưng liền.

Thế những, cô giáo xã hôị chủ nghĩa có thể sẽ lại nói nhầm là: “Có phải lói vậy mà không phải vậy?”

Tiếng Việt cần phải trân trọng, vì đó là những gì đang nối kết một dân tộc đau đớn và chia rẽ sau cuộc nội chiến dữ dội này: ít nhất, tiếng Việt vẫn là nhịp cầu đầu tiên để hàn gắn.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Tướng Không quân, nhưng lại tham nhũng đất... Bây giờ mới lộ. Bản tin VOA kể: Hai tướng cao cấp thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bị cơ quan giám sát của Đảng Cộng sản đề nghị xử lí kỉ luật liên quan đến việc quản lý đất được quy hoạch cho mục đích quốc phòng, giữa bối cảnh cuộc chiến chống tham nhũng của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục gia tăng cường độ.
Hít thở khí trời độc là chết... Uống nước nhiễm độc là chết... Ăn thức ăn trộn hóa chất độc cũng chết...
Vậy là thị trường bia thay đổi... Vậy là khi tăng thuế VAT, sẽ có thêm hàng trăm ngàn dân nghèo...
Nghề nguy hiểm nhất tại Việt Nam là nghề gì? Nghề xây dựng? Nghề lái xe? Không phải... Câu trả lời đúng là: nghề dạy học.
Vậy là sẽ có xe hơi sản xuất tại Việt Nam dưới cái dù liên doanh chiến lược VinFast/GM... Hy vọng cạnh tranh với quốc tế được chăng? Để xem.
Chuyển giao công nghệ... là chuyện gian nan. Có vẻ như quốc tế không ưa bàn giao công nghệ cho Việt Nam.
Câu hỏi mưa lũ chết người, trôi nhà là do đâu? Dĩ nhiên, là do khí hậu thời hâm nóng địa cầu. Nhưng thiệt hại ngày càng dữ dội hơn, chính vì cán bộ móc nối lâm tặc phá rừng, làm cho thảm cây bảo hộ không còn dày nữa.
Mưa lũ kinh hoàng nhiều tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam... Phải chăng vì quan chức phá rừng, nên mùa mưa năm nào cũng có chuyện thiệt hại lớn?
Một nhạc sĩ được học trò Miền Nam nhớ nhiều là Hùng Lân... Trong đó, có bài Hè Về, khởi đầu là những câu nhạc rất vui, rộn ràng:
Cái gì cũng lên giá... Vậy là đáng lo ngại. Dân cả nước đều lo ngại. Báo Người Lao Động kể: Giá trứng gà, vịt tăng liên tục trong 2 tháng gần đây và đang đứng ở mức kỷ lục khi giá bán lẻ vượt ngưỡng 26.000 đồng/chục (trứng gà), 33.000 đồng/chục (trứng vịt).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.