Hôm nay,  

Tiến Sĩ và Sáng Chế

15/12/201400:00:00(Xem: 3568)

Tại sao các bậc học nhiều ở Việt Nam -- như các vị có học vị Tiến sĩ -- lại không có bao nhiêu bằng sáng chê?

Có phải vì bằng dỏm? Hay chỉ vì lên chức quan là đủ rồi, khỏi lo sáng chế làm chi? Hay chỉ đơn giản: năng lực học xong tiến sĩ là cạn kiệt rồi?

Một quan lãnh đạo giải thích đơn giản hơn: 76% tiến sĩ làm việc ở các lĩnh vực... không thể có sáng chế.

Báo Giáo Dục VN ghi lời giải thích đó là của ông Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ KH&CN. Bản tin viết:

“Theo thống kê mới đây của Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN), cả nước có 24.300 tiến sĩvà 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó tiến sĩ tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

Một thống kê khác của Bộ KHCN cho thấy, trong 5 năm (2006 - 2010) cả nước chỉ có khoảng 200 bằng sáng chế, giải pháp hữu ích được cấp tại Cục Sở hữu trí tuệ và chỉ có 5 bằng sáng chế được đăng ký tại Mỹ, trung bình mỗi năm có một bằng sáng chế; riêng năm 2011, nước ta không có bằng sáng chế nào được đăng ký tại đây.

Trong khu vực Đông Nam Á, Singapore (4,8 triệu dân) có 647 bằng sáng chế. Đứng thứ hai là Malaysia (27,9 triệu dân) với 161 bằng sáng chế; Thái Lan (68,1 triệu dân) có 53 sáng chế. Còn một nước có số dân và trình độ phát triển tương đương nước ta là Philippines cũng có tới 27 bằng sáng chế.

Theo nhận định của giới chuyên gia, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực, nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế...


...Tại buổi họp báo thường kỳ diễn ra sáng 9/12, ông Nguyễn Quân - Bộ trưởng Bộ KH&CN đã bày tỏ quan điểm xung quanh vấn đề này.

Có ý kiến cho rằng, Việt Nam có hàng nghìn Tiến sỹ nghiên cứu khoa học nhưng nhiều sáng tạo được ứng dụng gắn với thực tiễn lại đến từ các “nhà khoa học chân đất",Bộ Trưởng suy nghĩ gì về nhận định trên?

Bộ trưởng Nguyễn Quân: Trong số hàng nghìn tiến sĩ đang làm việc trên nhiều lĩnh vực thì có khoảng khoảng một nửa về hưu, đã mất, bỏ nghề đi làm doanh nghiệp, đi làm quản lý… Nhưng họ vẫn được tính vào danh sách.

Theo ước tính ở Việt Nam chỉ có 24% tiến sĩ công tác tại lĩnh vực kỹ thuật KHCN. Trong số đó còn bao nhiêu người thật sự đang làm khoa học? Mặc dù chưa có thống kê cụ thể, nhưng tôi nghĩ con số đó không nhiều. Còn lại 76% còn lại thuộc lĩnh vực kinh tế, tài chính, quản trị doanh nghiệp…Đây là những lĩnh vực không thể có sáng chế được....”(ngưng trích)

Câu hỏi rằng, 76% tiến sĩ ngoài khoa học, hay thuộc ngành nhân văn... vậy thì quý ngài Tiến sĩ có bài viết trên các tạp chí quo6c tế nào không? Bao nhiêu bài?

Thí dụ, Tiến sĩ Kinh Tế, hay Tiến sĩ Tài Chánh, hay Tiến Sĩ Xã Hội Học... có bài nào trên tạp chí quốc tế về tình hình kinh tế khu vực, hay về tài chánh VN, hay về ảnh hưởng môn học “Theo Gương Bác Hồ” trên thế hệ trẻ 9X... vân vân?

Không phát minh, không san1g chế, cũng phải có nghiên cứu trong ngành của mình chớ... Tiến sĩ mờ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong một đất nước mà trẻ em lúc nào cũng có thể bị xâm hại là điều bất hạnh nhất của một dân tộc bởi vì khi trở thành là nạn nhân của bạo hành thì những trẻ em này khi lớn lên sẽ có nguy cơ là người xâm hại kẻ khác, như lời báo động trong bản tin của Báo Kinh Tế Đô Thị nói rằng có tới 5,000 trẻ em bị xâm hại tại VN.
Ở đời có nhiều người thật đau khổ khiến ai nấy cũng không thể cầm lòng như trường hợp đám tang của một cô giáo bị tai nạn xe mà chồng thì chết, con thì nhỏ dại và nhà thì nghèo đến nỗi không thể mua quan tài để chôn
Chuyện tình nam nữ là điều bình thường không có gì đáng nói, nhưng nếu có quan hệ tình dục với người vị thành niên mà nhất là với một ông thầy giáo thì là chuyện không thể chấp nhận được, như bản tin của báo Một Thế Giới cho biết hôm Thứ Tư như sau.
Học hành là chuyện lớn của đời người mà bất cứ bậc làm cha mẹ nào cũng muốn con cái mình thành đạt, nhưng đôi khi cha mẹ cũng phải chấp nhận một hiện thực về trình độ học vấn của con để giúp chúng đi lên vững vàng.
Lễ trao giải túc cầu quốc tế AFF Awards Night 2019 sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 8 tháng 11 năm nay
Bình thường có thể ai cũng hiểu sinh lão bệnh tử là điều không thể tránh, nhưng khi nó đến bất ngờ thì ai cũng sợ, giống như trường hợp 2 người tại Hà Nội đã chết do “vi khuẩn lạ” làm viêm cơ tim khiến cho nhiều người dân lo lắng.
Đó là chặng đường ai cũng thấy rõ: ô nhiễm không khí, ô nhiễm thực phẩm, ô nhiễm nước uống sẽ dẫn tới nhiều bệnh ngặt ngèo, trong đó có ung thư…
Hạng mấy về môi trường kinh doanh? Việt Nam không vào nổi top-50, nghĩa là nhóm 50 quốc gia có môi trường kinh doanh tốt nhất.
Cây chết, cây chết giữa công viên Sài Gòn…
Nhìn đâu cũng thấy ung thư… đó là tình hình cả nước VN.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.