Hôm nay,  

Cá Basa Bị Khai Tử?

09/12/201400:00:00(Xem: 4127)

Báo chí thường có câu nói rằng, trong nên kinh tế thị trường, cơ sở nào kinh doanh yêú kém sẽ biến mất, không chinh phục nổi khách hàng sẽ bị đẩy vào chỗ phá sản...

Cũng y hệt luật rừng xanh, con thú yếu sẽ bị xóa sổ. Cũng y như chiến tranh, kẻ mạnh sẽ thắng.

Nhưng đây là chuyện cá: Có phải cá tra đã khai tử cá basa?

Hình như thế, nhưng chỉ vì người chứ không phải vì cá.

Trang web Hội Nông Dân VN đang bài viết từ Báo Dân Việt, tựa đề nghe rất mực ngậm ngùi: “Ngậm ngùi con cá basa đi vào... cổ tích.”

Như thế, là con cá basa đã đi theo các loài thú linh thiêng như rồng, như phượng... Bài viết trích:

“Những năm 1990, sau khi thịt cá basa philê tìm được đường xuất khẩu vào thị trường Mỹ, đã mở ra thời cơ vàng cho người nông dân An Giang- xóa đói, giảm nghèo và làm giàu.

Với mức giá cá basa xuất khẩu 8USD/kg, làng bè cá mới mọc lên san sát bên sông Hậu, các nhà máy, chế biến tấp nập ra đời.

Thế là phát triển tự phát, chèn ép lẫn nhau, cạnh tranh tự do dẫn tới không bảo đảm chất lượng, khâu giống có nhiều gian dối. Nông dân đề nghị, lãnh đạo tỉnh An Giang đề nghị Nhà nước phải quản lý, ngành nông nghiệp phải quản lý. Nhưng không ai nghe. Ông Nguyễn Minh Nhị - nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, xót xa: Họ nói “thị trường là tự do, Nhà nước không can thiệp”. Tiếp nữa, khi nhu cầu cá basa tăng nhanh, khách hàng ở Mỹ gợi ý, một số Việt kiều ở Mỹ gợi ý đưa cá tra vào nuôi đội lốt cá basa để kiếm lời. Cá tra dễ nuôi, năng suất lại cao đã nhanh chóng “đè bẹp” cá basa - loài cá vốn dĩ thịt thơm ngon nổi tiếng trên thế giới này chỉ có Việt Nam nuôi thương phẩm thành công.


Vậy là bất chấp có quy hoạch hay không có quy hoạch; đất trồng rau hay đất 2 lúa, nông dân cứ thế chặt – chém, lấp – đào ao nuôi cá tra, kiếm tiền cho bằng được, quy hoạch để lại sau… Thế là rộ lên thành phong trào từ tỉnh An Giang đến khắp các tỉnh ĐBSCL, các nhà máy cũng bị cuốn vào cuộc, thi nhau vay vốn đầu tư. Đến năm 2000 toàn miền sinh ra kiểu cạnh tranh “tự hủy diệt” không chỉ người nuôi cá mà cả doanh nghiệp cũng “đi đêm” chào giá thấp.

Bây giờ tại An Giang, quê hương của cá basa cũng chẳng còn. Con cá basa “trời” ban cho miền sông Tiền, sông Hậu cũng không còn, con cá basa đã đi vào cổ tích. Và rồi ngày mai tương lai nông nghiệp, những đặc sản nổi tiếng mang thương hiệu Việt như: Hạt tiêu, nước mắm Phú Quốc, bưởi Năm Roi, thanh long, cà phê Ban Mê Thuột, chè Thái Nguyên… mãi còn hay cũng theo đường cá basa đi vào cổ tích?”

Ngậm ngùi là vậy. Đây cũng là cảnh báo cho các thương hiệu khác...

Cũng cần nghĩ xa hơn, bản sắc dân tộc Việt có thê thích ứng với làn sóng văn hóa đa chiều từ Tây, Tàu, Mỹ, Nhựt... hay không? Và tới mức nào?

Cần nghĩ xa hơn con cá basa vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.