Hôm nay,  

Cá Bự Nuốt Cá Nhỏ

14/11/201400:00:00(Xem: 3736)

Đó là chuyện tự nhiên, khi nói tới chuyện cá bự nuốt cá nhỏ. Vì không lẽ có chuyện ngược lại. Vì đó là quy luật thị trường.

Nhưng nếu nền kinh tế Việt Nam bị thâu tóm bởi các đàn anh hung hăng, có thể dè dặt nghĩ tới chủ quyền đất nước, chứ không thuần túy kinh tế. Điêu chưa rõ là kinh tế VN đã bị các bàn tay nhám phương Bắc thò ra nắm được mấy phần.

Mới nhất, bản tin RFI cho biết đại công ty chế biến thực phẩm Mỹ Mondelez International, hôm 11/11/2014, thông báo đã mua lại 80% số vốn của công ty Kinh Đô, chuyên chế biến bánh, kẹo, với giá 370 triệu đô la.

Bản tin nói, Mondelez, có nhiều sản phẩm bánh kẹo trên thị trường quốc tế, như chocolat (Cadbury, Milka, Toblerone), bánh biscuit (Lu, Oreo, Ritz), kẹo cao su (Hollywood), còn được quyền ưu tiên mua nốt 20% số vốn còn lại của Kinh Đô, trong vòng 12 tháng tới.

Theo nhật báo kinh tế Financial Times, công ty Kinh Đô có doanh thu khoảng 175 triệu đô la hàng năm.

RFI ghi rằng, theo thông báo của Mondelez, trong tháng 12/2014, đại hội đồng các cổ đông của công ty Kinh Đô sẽ cho ý kiến về thương vụ mua 80% số vốn của công ty này. Nếu các cổ đông của Kinh Đô chấp nhận, dự án sẽ được hoàn tất trong quý hai năm 2015.

Theo ông Tim Cofer, phụ trách các hoạt động tại Châu Á của tập đoàn Mondelez, đầu tư đáng kể này của Mondelez vào công ty Kinh Đô và ở Việt Nam hoàn toàn phù hợp với chiến lược đẩy mạnh các hoạt động tại Châu Á-Thái Bình Dương, củng cố vị thế chiến lược của tập đoàn tại một thị trường có mức tăng trưởng cao.

Không chỉ các đại công ty Mỹ vào thâu tóm thị trường Việt, các đại công ty Thái Lan, Nam Hàn... cũng vào để bơm tiền, sáp nhập các công ty VN.

Như trường hợp các hãng lớn Thái Lan vào Việt Nam.

Báo Thanh Niên gọi đó là “Người khổng lồ lộ diện.”

Vấn đề là, khi chúng ta sợ hàng Trung Quốc, thế là chúng ta xoay sang hàng Thái Lan. Câu hỏi là, tại sao ta không xài hàng ta? Phải chăng hàng ta cũng dỏm? Hay là đắt?

Báo Thanh Niên kể chuyện hàng Thái vào VN:

“Không quá ồn ào nhưng chỉ trong vài năm trở về đây, các ông chủ người Thái đã âm thầm tấn công và thống lĩnh rất nhiều ngành hàng, dịch vụ thiết yếu tại VN.


Với sự gần gũi về văn hóa, uy tín về chất lượng, hàng Thái mới thực sự là "người khổng lồ" mà các nhà sản xuất trong nước phải đối mặt. Đặc biệt, rau quả Thái Lan đã chính thức vượt mặt Trung Quốc để trở thành nước xuất khẩu rau quả nhiều nhất vào thị trường nội địa theo đường chính ngạch.”(ngưng trích)

Trong khi đó, Báo Chính Phủ vê thị trường bán lẻ VN đang bị thâu tóm bởi tư bản Thái Lan, Nam Hàn...:

“Thị trường bán lẻ trong nước dù đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm nhất trong vòng 5 năm trở lại đây, nhưng lại rất sôi động và cạnh tranh với sự xuất hiện nhiều hơn các “ông lớn” cả trong và ngoài nước.

Các "đại gia" bán lẻ mạnh tay thâu tóm, mở rộng

Cùng với tiến trình mở cửa theo cam kết WTO, các thương hiệu lớn trong lĩnh vực bán lẻ đã dần có mặt tại Việt Nam. Cận kề với thời điểm 1/2015, khi Việt Nam sẽ mở cửa hoàn toàn lĩnh vực bán lẻ cho các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), các giao dịch mua bán, chuyển đổi ngày càng nhiều với số tiền ngày càng lớn. Thương vụ mua bán lớn nhất trong lĩnh vực phân phối ở Việt Nam và cũng thu hút nhiều nhất sự chú ý của dư luận là việc Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan chi 655 triệu EUR (khoảng 879 triệu USD) thâu tóm 19 trung tâm phân phối của Metro Cash & Carry Việt Nam tại nhiều tỉnh, thành phố. BJC cũng đã và đang thâu tóm cả nhiều chuỗi cửa hàng tiện ích, các điểm bán lẻ nhỏ ở Việt Nam.

Sau khi mua lại một trung tâm tại Hà Nội, nhà phân phối Lotte Shopping với thương hiệu Lotte Mart của Hàn Quốc đang gấp rút hoàn tất để chuyển vào khai thác một điểm kinh doanh của Pico (nhà bán lẻ điện máy lớn của phía Bắc) tại quận Tân Bình, TPHCM. Ngoài hai vị trí trên, Lotte Shopping cũng đã thỏa thuận thuê lại thêm 2 điểm kinh doanh khác của Pico ở Hà Nội.”(ngưng trích)

Cũng cần dè dặt nhìn lại sau lưng các đại gia Thái Lan... Có phải bóng mờ sau lưng là các công ty quốc doanh Trung Quốc?

Câu hỏi nữa, nhà nước Bắc Kinh có dư tiền để mua bứt Bộ Chính Trị CSVN, có phải không?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.