Hôm nay,  

Nơi Không Cần Tiến Sĩ?

11/11/201400:00:00(Xem: 3252)

Môi trường kinh doanh tại Việt Nam không phải ai cũng hội nhập được. Nó y hệt một cỗ xe, và mỗi người chúng ta chỉ là một con ốc trong bộ máy khổng lồ này. Hoặc chạy theo vận hành, hoặc trật chìa, tất nhiên con số sẽ bị đẩy văng ra ngoài.

Câu hỏi là, có cần Tiến sĩ tại Việt Nam hay không? Bởi vì nhà nước nêu ra chỉ tiêu đaò tạo 20.000 Tiến sĩ mới trong 10 năm tới.

Thế nhưng, 24.000 Tiến sĩ đương hữu đang làm gì?

Báo VietnamNet hồi tháng 3-2014 từng ghi nhận lời TS Nguyễn Khắc Hùng, nguyên Chuyên viên Đối ngoại, Học viện Hành chính Quốc gia khi nói về sự kiện 8 chủ tịch Tỉnh bị Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm do báo cáo sai thiệt hại do thiên tai năm 2012 rằng: Nếu tính từ hàm Thứ trưởng trở lên, số người có trình độ tiến sĩ ở Việt Nam cao gấp 5 lần Nhật Bản.

Nghĩa là, trình độ khoa học kỹ thuật của một dân tôc tỷ lệ nghịch với Tiến sĩ ở hàm Thứ Trưởng? Không hẳn thế, Tiến sĩ lúc nào cũng cần, miê4n là hoc5 thiệt, không phải học dỏm.

Bản tin vừa dẫn cũng nói, theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ. So với năm 1996 đội ngũ này tăng trung bình 11,6%/năm, trong đó TS tăng 7%/năm, thạc sĩ tăng 14%/năm.

Mặt khác, tiến bộ khoa học kỹ thuật về nông nghiệp một phần lớn là đè lên vai nông dân. Bao1ó Đất Việt mới đây kể chuyện một nông dân chỉ có văn hóa hết lớp 5 chế máy xúc vượt trội máy Nhật.

Đó là Ông Trần Quang Phụ (thôn An Xuân, xã Quảng An, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) nay đã ngoài 60 tuổi, được một Tiến sĩ ca ngợi là “Kỳ diệu lắm!”

Bản tin này kê3:


“Qua sự giới thiệu của ông Trần Xuân Tư, phóng viên báo Đất Việt đã có cuộc trao đổi với ông Trần Quang Phụ ngày 1/10/2014. Khi được hỏi về chiếc máy xúc theo lời quảng cáo của Tiến sỹ Tư là gấp 3 lần Nhật Bản, ông Phụ cười vui vẻ: “Mình thấy máy của Nhật nó còn nhiều hạn chế, có nhiều địa điểm chiếc máy ấy không đáp ứng được nhu cầu, vì thế mà mình chế tạo lại thôi. Với cả máy do mình chế thì rẻ hơn, chi phí vận hành cũng thấp hơn máy của Nhật hay máy của Trung Quốc.”...

...Sản phẩm máy xúc của ông Phụ được miêu tả như sau: "Ở thị trường từ năm 2000 đến nay chỉ có loại máy có gàu múc phạm vi hoạt động nhiều lắm thì đến 10m, nhưng có nhiều lĩnh vực sẽ bị hạn chế, ví dụ như nạo vét đáy sông, luồng lạch, khai thác than bùn, đào đầm nuôi thủy sản... Vì thế tôi quyết định chế ra một chiếc máy xúc có tầm hoạt động xa hơn.

Tôi bắt đầu nghiên cứu từ năm 2000 với cấu trúc của chiếc máy của Nhật. Sau đó tôi gia công các thiết bị, đối trọng sao cho đảm bảo yếu tố gấp hai lần công suất Nhật. Đến năm 2002 tôi chế tạo thành công chiếc máy xúc đầu tiên. Nhưng đến nay, chiếc máy xúc của tôi đã được cải tiến cho hiệu quả công việc gấp ít nhất là 3 lần chiếc máy của Nhật."...”(ngưng trích)

Mới hai tuần trước, một Tiến sĩ Việt kiều đã rời bỏ Việt Nam, sau khi thua lỗ nhiều triệu đôla.

Bản tin 24h kể qua bản tin “Alan Phan rời VN: 8 năm, 2 triệu USD và nhiều bài học.”

Có lẽ, Tiến sĩ thành công tại Việt Nam phải bám vào quan trường? Nghĩa là, cần có cơ chế đảng, hay là có những đường dây móc nôi cửa sau?

Ngậm ngùi Tiến sĩ vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.