Hôm nay,  

Lời Khai và Luật Sư

29/10/201400:00:00(Xem: 2596)

Thế là nghề luật sư cũng bị văng miểng, khi một đaị biểu trong giây phút kể chuyện công an điều tra đã “quạt” luôn nghề luật sư. Thế là cả làng luật sư la làng, vì cho rằng những tai tiếng chỉ vì con sâu làm rầu nồi canh.

Nhưng, sự thật trong nghề tố tụng điều tra và nghề luật sư ra sao? Có bê bối? Tất nhiên, không nhiêù thì ít. Thế còn nghề quan tòa? Có vài con sâu hay cả một bầy sâu?

Báo Dân Trí có bản tin tưạ đề “Lười điều tra, dùng cách đánh đập để lấy lời khai” hôm Thứ Sáu 24/10/2014 đã kể, trích đoạn:

“Nói về nguyên nhân dẫn đến án oan, đại biểu Đỗ Văn Đương cho rằng, do cán bộ lười điều tra, lấy đánh đập để buộc đối tượng phải khai. Cũng phải kể đến đạo đức công vụ kém dẫn đến coi thường sức khỏe, tính mạng con người...

Quan điểm của ông thế nào về việc đưa quyền im lặng vào luật?

Quyền im lặng khi có luật sư, luật pháp và công ước quốc tế quy định như thế. Còn quyền im lặng không là không đúng. Quy định đó rất hay nhưng chưa thể áp dụng được ở Việt Nam. Trong thực tế có người bị bắt nhầm, bắt oan phải để cho họ đươc nói là họ bị oan để cơ quan xác minh kịp thời trả tự do.

Không phải cơ quan điều tra ngại chuyện này, mà đây là chuyện kiểu như “vẽ đường cho hươu chạy” để bọn tội phạm lộng hành. Hơn nữa, thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền. Tôi nói là đúng như thế, vì thực tế những vụ việc Nguyễn Đức Kiên, Huyền Như… mà lại nói không có tội là rất một chiều...”(ngưng trích)

Thế là, trong khi kể chuyện án oan, ông đại biểu “quạt” ngay cả làng luật sư: “thực chất luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho những người có tiền.”

Thế là, các luật sư buồn lòng. Mới có thanh minh thanh nga rằng luậts ư là phải đi dây giữa khách giàu và khách nghèo.

Thông tấn Infonet mới có cuộc phỏng vấn:

“Cùng trao đổi về vấn đề này với PV Infonet, luật sư Bùi Quang Nghiêm – Giám đốc công ty luật Nghiêm & Chính cho rằng:

“Ông Đương hiểu rất ít về nghề luật sư. Luật sư phải có đạo đức thì mới có những điều khác (các hợp động bào chữa, tài chính - PV) được, nó phải cân đối giữa hai cái đó.

Nếu chỉ có tiền thôi mà đạo đức không có thì rất khó để có thể phát triển được. Nó phải hài hòa, giữa tỉ lệ khách hàng giàu và người nghèo.Người luật sư phải khẳng định được tôi không làm vì tiền mà vì ý nghĩa lao động của tôi.

Bản thân thiên chức của luật sư là bảo vệ người yếu thế. Tôi cảm thấy rất hạnh phúc khi mình không nhận tiền của một khách hàng nào đó mà mình vẫn giúp đỡ được họ. Không phải chỉ tôi mà rất nhiều người đã từng theo đuổi những vụ án kéo dài nhiều năm trời nhưng hoàn toàn miễn phí.

Có những khách hàng rất nghèo cần đến sự trợ giúp của luật sư. Với họ tôi không có tiền bạc nhưng tôi vẫn đạt được mục đích của mình là đi tìm ý nghĩa lao động của mình đối với những người yếu thế”...”(ngưng trích)

Dĩ nhiên, luật sư cũng có người tử tế. Thế còn quan tòa thì sao?

Báo Pháp Luật hôm 17-9-2014 kể qua bản tin “Tòa, viện vòi tiền, ngăn bị cáo mời luật sư,” trong đó viết:

“Theo tố cáo, kiểm sát viên, chánh án, thẩm phán, thư ký tòa dọa bị cáo nếu mời luật sư sẽ bị xử nặng và o ép làm tiền bị cáo.

Phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Bá Quý ở xã Tiến Nông, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) về tội cưỡng đoạt tài sản dự kiến mở vào ngày 4-9 vừa qua phải tạm hoãn để các cơ quan chức năng làm rõ việc bị cáo tố cáo kiểm sát viên, chánh án, thẩm phán, thư ký tòa huyện Triệu Sơn o ép nhận tiền của bị cáo và ngăn cản bị cáo mời luật sư bào chữa cho mình.

Theo tố cáo, kiểm sát viên Nguyễn Đình Hà (VKS huyện Triệu Sơn), Chánh án TAND huyện Triệu Sơn Lê Ngọc Hiệp, Thẩm phán Lê Thị Thu, thư ký tòa án Lê Sỹ Thuần là những người trực tiếp tiến hành tố tụng đã đe dọa và làm tiền bị cáo...”(ngưng trích)

Hóa ra, công an điều tra cũng thô bạo với dân oan, luật sư cũng thô bạo với khách nghèo, và quan tòa cũng thô bạo với bị cáo không có tiền để nộp.”

Có thời nào như thời này chăng?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.