Hôm nay,  

Chuyện Làng Võ Đánh Cọp

29/03/200000:00:00(Xem: 6390)
Bạn,
Trong lá thư trước, khi kể về sự tích nhân vật anh Cả, anh Hai ở Nam phần và câu chuyện hát đưa linh trong đám tang để báo hiếu, chúng tôi có nhắc đến các màn đánh võ diệt quỹ được đội âm công diễn trong khi đưa quan tài từ nhà ra đến huyệt. Theo tài liệu trong nước, các màn đánh võ này đã dựa theo các bài đánh võ ở Tân Phước Khánh, thuộc huyện Tân Uyên (tỉnh Biên Hòa cũ, hiện thuộc tỉnh Bình Dương).

Về mặt địa lý, Tân Phước Khánh là vùng đất giáp với vùng núi rừng thượng nguồn sông Đồng Nai, hoang vu và nhiều cọp dữ. Đây là vùng đất được biết đến với cái tên Tân Khánh-Bà Trà. Cũng chính từ vùng đất này, nhiều câu chuyện về các nhân vật đã đánh cọp đã được lưu truyền trong nhân gian. Mới đây, một nhà nghiên cứu trong nước đã viết về vùng đất võ này trên báo Tuổi Trẻ. Sau đây là một số chi tiết trích từ bài viết nói trên.

Tục truyền, bà Trà là thuộc tướng của vua Quang Trung. Sau khi triều Tây Sơn suy vong, bà Trà đã chọn vùng Tân Khánh để mưu việc phục hồi nhà Tây Sơn. Mưu sự lớn không thành, nhưng vùng Tân Khánh-Bà Trà đã trở thành cái nôi của võ thuật nổi tiếng ở phương Nam. Hàng loạt truyền thuyết về tinh thần thượng võ kể chuyện bà Trà đánh cọp và các thế hệ học trò của bà cũng để lại những công tích lớn lao. Ông Ất và Ông Giá đánh cọp dữ ở Bàu Lòng đã đi vào kho truyện dân gian với câu phương ngữ phổ biến “Cọp Bàu Lòng, Võ Tòng Tân Khánh”, hoặc chuyện thầy võ Năm Minh quyết hạ con cọp dữ ở vùng Hóc Ông Che (Hóa An).

Võ thuật ở đây được lưu truyền từ thời bà Trà đến nay. Đầu thế kỷ 20, ở vùng đất này có hơn 10 lò võ với các võ sư bậc thầy mà đến nay thế hệ con cháu và học trò có nhắc đến với tấm lòng quý trọng: Bảy Phiên, Tám Bỉ, Năm Dục, Sáu Chọi. Từ sau 1945, các chiêu thức võ được sắp xếp thành các màn giao đấu theo lớp lang (gọi là đánh võ lớp) nhằm biểu diễn hơn là giao đấu thật. Đánh võ lớp cũng đã đưa vào phần hát đưa linh trong các đám tang, và trở thành một trò diễn dữ dội và hấp dẫn.

Bạn,
Theo các tài liệu liên quan đến các màn biểu diễn võ trong khi đưa đám tang, về sau, màn “đánh võ lớp” lại chịu ảnh hưởng của truyện Tây Du Ký. Theo sự cải biến, người chỉ huy đoàn âm công đóng vai tướng cướp (người con trai thứ nhất), một thành phần đoàn âm công đóng vai đám bộ hạ của tướng cướp, một thành phần khác đóng vai quan quân làng tổng phục kích đám cướp từ sơn trại về cướp quan tài của mẹ tướng cướp, thành phần thứ ba đóng vai các đệ tử Đường Tăng.

Dựa theo diễn tiến của tích truyện, mở đầu tướng cướp cùng bộ hạ xông vào nhà đánh quân trong làng để lấy quan tài của mẹ về an táng trên sơn trại. Quân trong làng chống trả quyết liệt. Trên đường đi, các trận đánh võ diễn ra giữa hai bên, lại có thêm quỉ sứ chận đường, tướng cướp lại phải cầu đến sự trợ giúp của các đệ tử Đường Tăng để cùng hợp đánh quan quân trong làng và đánh lại thế lực ma quỉ nhằm giữ xác người quá cố để đầu thai, do đó trò đấu võ gọi là đánh phá quàng. Trên đường di quan qua huyệt, yêu tinh nấp sau các động gần đó xông ra chận đường, nhưng Tề Thiên, Sa Tăng, Trừ Bát Giới đã ra tay trừ hại. Cảnh này được gọi là đánh động nhằm tạo nên sự sôi động suốt đoạn đường đưa quan tài. Các lối đánh võ này mang tính cách biểu diễn và theo trình tự có thứ lớp của các màn đánh võ ở làng võ Tân Khánh đầy huyền thoại.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.