Hôm nay,  

Đốt Tiền Chính Phủ

26/09/201400:00:00(Xem: 3339)

Nói đốt tiền chính phủ, thực ra là chẳng đốt gì hết, chỉ là dàn dựng để chia tiền cho cán bộ.

Do vậy, từ giáo dục cho tới nông nghiệp, cho tới phim ảnh... hễ dính tới nhà nước là tiền bốc hơi.

Báo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu kể rằng “Phần lớn đàn organ sắm cho các trường học đắp chiếu nằm kho.”

Bản tin viết:

“Hiện nay, trung bình mỗi trường tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) trên địa bàn tỉnh đều được trang bị đàn Organ, trường nào ít cũng có 10 cây đàn để phục vụ cho việc dạy và học môn âm nhạc. Thế nhưng, đa số các trường chỉ sử dụng thường xuyên 1-2 cây, số còn lại được đóng gói, cất kỹ trong kho. Việc mua sắm đàn Organ cho các trường là cần thiết, song hiện tại đang gây lãng phí rất lớn...

...Tương tự, Trường TH Trưng Vương (huyện Tân Thành) cũng được bàn giao 41 cây đàn Organ hiệu Yamaha từ năm 2010 khi trường mới đưa vào sử dụng. Kể từ đó đến nay, toàn bộ số đàn nêu trên được nhà trường cho “trùm mền” ở trong kho. Do không được sử dụng, lại không được bảo dưỡng thường xuyên nên các linh kiện điện tử bên trong một số cây đàn có dấu hiệu hư hỏng. Cô Tống Thị Thuần, Phó Hiệu trưởng Trường TH Trưng Vương cho biết, nhà trường chỉ có 1 GV dạy nhạc nên chỉ cấp 1 cây đàn cho GV dạy. Hơn nữa, trong chương trình học không có nội dung dạy đàn Organ cho HS. Vì thế, việc cấp cho nhà trường 41 cây đàn Organ là rất lãng phí, trong khi các GV trong trường không am hiểu về đàn nên không biết bảo trì khiến đàn nhanh hỏng.

Không chỉ có Trường THCS Tân Hưng, TH Trưng Vương mà nhiều trường học khác cũng rơi vào trường hợp tương tự. Trường THCS Thắng Nhì (TP.Vũng Tàu) cũng được cấp 24 cây đàn Organ hiệu Yamaha. Nhưng nhiều năm học qua, nhà trường chỉ sử dụng 1 cây đàn để GV đệm nhạc cho HS hát khi dạy...

Thực tế, hiện nay, mỗi trường TH và THCS có khoảng từ 20-40 cây đàn Organ các loại. Tính theo giá thị trường, mỗi cây đàn có giá từ 3 triệu đồng trở lên (tùy loại và nhãn hiệu). Theo phép tính này thì số tiền được dùng để mua sắm đàn Organ phải bỏ ra ở mỗi trường gây lãng không hề nhỏ...”

Trong khi đó, báo Hà Nội Mới kể chuyện “Lãng phí hàng tỷ đô la từ đồng ruộng: Vì sao?”

Bản tin báo HNM viết:

“Mỗi năm lãng phí hàng tỷ đô la từ đồng ruộng - thông tin được đưa ra tại hội nghị triển khai đề án tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt (ngày 23-9) khiến một số người giật mình, nhưng với nhiều nhà chuyên môn thì không có gì mới...


...Theo một số liệu thống kê gần đây, 80% thuốc bảo vệ thực vật mà nông dân Việt Nam phun lên cây trồng không đúng đối tượng, chủ yếu ảnh hưởng ra môi trường… Việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật không chỉ làm tăng chi phí sản xuất mà còn "đầu độc" người tiêu dùng và môi trường. Theo các chuyên gia về lĩnh vực này, Việt Nam có thể cắt giảm 50% lượng thuốc bảo vệ thực vật mà không ảnh hưởng tới mùa màng.

Một vấn đề nữa không kém bức xúc đó là mỗi năm nông dân Việt Nam tiêu thụ một lượng phân bón tương đương 10 tỷ USD, nhưng sử dụng lãng phí tương đương 2 tỷ USD. Theo một số nhà khoa học, độ pH trong đất ở Việt Nam thấp (dưới 5, thậm chí dưới 2) do vậy, hiệu suất sử dụng phân bón chỉ đạt 40%. Và đương nhiên còn có nhiều nguyên nhân khác. Rồi tình trạng lãng phí lúa giống cũng đang ở mức báo động. Cũng trong hội nghị nêu trên, một doanh nghiệp đưa ra con số: Ở một tỉnh Đồng bằng Bắc bộ, người ta chỉ sử dụng 20-25kg thóc giống cho một hécta lúa, trong khi ở nhiều tỉnh miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long, con số này là 100-200kg. Nếu Đồng bằng sông Cửu Long tiết kiệm được 50% số lúa giống/ha thì mỗi năm cũng có thể dôi ra nửa triệu tấn thóc...”

Nhưng mới nhất là chuyện phim ảnh... Báo Thanh Niên có bài “Siêu lãng phí!” kể rằng:

“Dư luận hiện đang quan tâm đặc biệt đến một sự kiện hy hữu: Phim Sống cùng lịch sử được nhà nước đầu tư khoảng 21 tỉ đồng (gần 1 triệu USD), đưa ra rạp chiếu mà không có khán giả mua vé vào xem...

Sống cùng lịch sử không phải là cuốn phim duy nhất ra rạp mà không có khán giả. Trước nó, đã có nhiều cuốn phim lịch sử được đầu tư nhiều, được giới thiệu rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, cũng đã bị khán giả quay lưng, không xem. Ít ra, đơn vị đầu tư và những người làm phim cũng phải nghiêm túc xem lại cách làm phim của mình để cắt nghĩa do đâu mà có tình trạng hẩm hiu ấy. Chứ bỏ ra 21 tỉ đồng để chẳng lấy lại được một đồng nào từ người mua vé vào rạp xem phim thì cái đó là gì nếu không gọi là siêu lãng phí?”

Có ai hưởng lợi từ lãng phí không? Nếu không có ai, tại sao cứ ném tiền ra cửa sổ hoài?

Có ai đứng ngoài cửa sổ để chụp các khối tiền quăng ra chăng? Còn Vinashin nữa... Tàu thì chìm, mà tiền có chìm đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.