Hôm nay,  

Dân Ta Thích Hàng Ngoại

03/09/201400:00:00(Xem: 3283)

Nói thích hàng ngoại là dân ta, là không hoàn toàn đúng. Bởi vì hàng ngoaị là đắt tiền, lấy sức nào mà mua, và mấy ai kham nổi mà mua.

Nhưng ngay cả chuyện đi du lịch ra ngoài nước cũng là chuyện để suy nghĩ: tiền trong nước đưa ra hải ngoại xài. Thực ra, du lịch là niềm vui, nên đi càng nhiều càng tốt, nên đi càng xa càng tốt. Nhưng trong khi nhiều người trong ngành du lịch nội điạ vắng vè, mà cứ đi ra ngoại quốc, hẳn là chỉ có nhà giàu. Một lý do nữa, ngành du lịch VN không có bao nhiêu mới lạ, cứ mửng cũ xài hoài, năm nào cũng thế, rồi chiêu đaĩ khách có khi thô lỗ, làm buồn lòng nhau... thế nên, nhỡ có vắng du khách nội cũng là chuyện thường. Biết thế, nhưng lòng cũng băn khoăn.

Bản tin VOH viết về trường hợp “Du lịch nội địa loay hoay giành giật du khách.”

VOH viết:

“Mỗi năm có khoảng 4-5 triệu lượt du khách Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Con số này vẫn không ngừng tăng lên theo từng năm. Thống kê của ngành du lịch cũng cho thấy, trung bình một du khách phải chi cho mỗi chuyến hành trình xuất ngoại của mình vào khoảng 1.000 USD. Điều này cũng đồng nghĩa với việc mỗi năm có khoảng 5 tỷ USD được đem ra nước ngoài thông qua du lịch, số tiền này tương đương với kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ của Việt Nam trong năm 2013. Đối với ngành du lịch, tăng trưởng ở tour outbound cũng là tín hiệu tốt, tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu du lịch nội địa và inbound cũng có chiều hướng tăng trưởng tương tự. Nhưng, để thực hiện được điều này thì ngành công nghiệp không khói của nước ta vẫn còn nhiều chuyện để làm.

Đầu năm nay, nước ta đặt ra mục tiêu phấn đấu đạt 35 triệu lượt khách du lịch nội địa. Để đạt mục tiêu này, từ tháng 9, Tổng cục du lịch Việt Nam đã phát động chiến dịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”. Có thể nói, đây là một khẩu hiệu mới của chương trình kích cầu du lịch nội địa đã được triển khai trong các năm trước. Không chỉ kêu gọi người VN đi du lịch trong nước, chiến dịch này còn hướng đến đối tượng du khách là kiều bào trở về du lịch ở quê hương. Tuy nhiên, để tăng trưởng ngoạn mục số lượng khách du lịch nội địa thì trước hết các đơn vị lữ hành phải đưa ra được ra được mức giá tour thấp, có như thế mới cạnh tranh được với du lịch các nước trong khu vực. Ngoài ra, cũng cần tăng cường đầu tư, làm mới tour với những nội dung hấp dẫn mới mong lôi kéo được du khách. Điều quan trọng nữa, đó là thực hiện chất lượng tour đảm bảo như đã cam kết ban đầu. Một khi chất lượng tour không thực hiện đúng như cam kết, ít nhiều sẽ để lại những ấn tượng không tốt trong lòng du khách..."(ngưng trích)

Một hiện tượng sính hàng ngoại cũng lộ ra về mặt hàng xa xỉ, hàng sang trọng.

Báo Đất Việt kể:

“Những mặt hàng xa xỉ như vàng bạc đá quý, mặt hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được... nhưng vẫn nhập vào Việt Nam tăng 12% so với cùng kỳ.

Con số này vừa được Bộ Công thương công bố, dù bộ này khẳng định đây là mặt hàng được kiểm soát và hạn chế nhập khẩu.

Cụ thể nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu như: vàng bạc đá quý, mặt hàng tiêu dùng trong nước đã sản xuất được... vẫn đạt gần 3,77 tỉ USD, tăng 12% so với cùng kỳ.

Không riêng gì những mặt hàng xa xỉ này, ở lĩnh vực thời trang có tên tuổi như: Louis Vuitton, Hermes…vẫn được một bộ phận lớn giới đầu tư có tiền quan tâm và đang có chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.”(ngưng trích)

Sính hàng ngoại? Trong những ngày lễ này, cũng là lúc chúng ta nên suy nghĩ về tật sính hàng ngoại.

Ông Hồ ưa thích du lịch ngoại, đúng không? Ông Hồ đã rinh hàng xa xỉ ngoạị quốc là “Mác Lê Mao” về nguyên con, đúng không?

Bởi vậy, thế mới khổ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.