Hôm nay,  

Lại Đàn Anh Bắc Kinh

7/27/201400:00:00(View: 3761)
Gọi đó là quả đắng, gọi đó là gian lận... hay gọi bất kỳ thứ gì đi nữa -- đó cũng là kêt quả của chủ nghĩa xã hội.

Báo Đất Việt có bản tin tựa đề là “'Quả đắng' nhà thầu Trung Quốc: Mua máy móc về...'trùm mền'?”

Nghe quen quen thì phải? Đúng vậy. Cuối cùng, cả nước gánh nợ chỉ vì quan chức -- hoặc là ngu ngốc, hoặc là ăn chia để mua đống sắt vụn về cho nằm ụ.

Bản tin Báo Đất Việt viết:

“Được vay vốn ODA 49 triệu nhân dân tệ nhưng Công ty CP Nhựa Việt Nam bị 'tố' mua máy móc, thiết bị Trung Quốc kém chất lượng.

Ngày 24/7, trao đổi với Đất Việt, ông Trần Hồng Phong, Chánh Văn phòng Công ty Nhựa Tân Phú, nguyên Chánh Văn phòng Công ty CP Nhựa Việt Nam (Vinaplast) cho biết, cách đây gần 10 năm Vinaplast được ưu tiên vay vốn ODA của Trung Quốc số tiền 49 triệu nhân dân tệ với lãi suất thấp (3,4%/năm), được ân hạn không trả lãi 2 năm đầu. Tuy nhiên, công ty này lại sử dụng nguồn vốn vay trên mua máy móc, thiết bị kém chất lượng, không thể sản xuất được, phải "trùm mền" từ khi mua đến nay.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo, Vinaplast được Bộ Công nghiệp (năm 2007 sáp nhập với Bộ Thương mại thành Bộ Công thương-PV) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất khuôn mẫu và trục in.

Công ty này đã tổ chức đấu thầu và đã chọn Tập đoàn kinh tế kỹ thuật đối ngoại Thượng Hải, Trung Quốc (SFECO) làm nhà thầu cung cấp thiết bị cho dự án.

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất khuôn mẫu và trục in có tổng giá trị thiết bị từ nguồn vốn ODA là 49 triệu nhân dân tệ, trong đó giá trị thiết bị dây chuyền dệt bao PP là 8,5 triệu nhân dân tệ. Vinaplast đã tiếp nhận và hoàn thành việc lắp đặt, vận hành các máy móc, thiết bị của dự án từ năm 2007.

Ông Trần Hồng Phong cho hay: "Trung Quốc cho vay vốn ODA nên buộc Vinaplast phải chọn nhà thầu cũng như thiết bị của họ. Nhưng máy móc nghiệm thu xong lại không sản xuất được. Máy mới nhưng không đồng bộ, chất lượng kém, công suất không đảm bảo nên khi vận hành đã hỏng hóc ngay, phải "trùm mền", càng sản xuất càng lỗ"...”

Câu hỏi đơn giản: không lẽ, người ta bán cái gì, giao cái gì... mình cũng phải nhận à?

Thế thì, nhiệm vụ cán bộ là gì, chỉ là ngồi gật đầu thôi sao?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Ông bà mình nêu lên hình ảnh “voi giày ngựa xéo” là chỉ cái thế bất lực, yếu đuối của người dân trước cường quyền.
Một trong những thứ dư thừa ở Việt Nam là tai nạn lao động. Kể cả, lao động trong luồng hay ngoaì luồng, lao động quốc doanh hay tư doanh,
Lâu lâu gặp những câu hỏi tuyệt vời, lòng vui không thể tả.
Bài của tác giả Minh Thạnh, từ thống tấn PTVN và đăng lại ở trang web của Chùa Phúc Lâm,
Chuyện hy hữu, cực kỳ hy hữu: một anh người Đức rời bỏ quê hương để vào Việt Nam, xin vào chùa tu.
Tang lễ của bác Nguyễn Thị Lợi, mẹ của nhà hoạt động dân chủ Phạm Thanh Nghiên, đã hoàn tất.
Đó là ngôi chùa nổi tiếng vì nhiều chuyện huyền bí xảy ra. Nơi đó, có tiếng khóc, tiếng cười lúc nửa đêm của trẻ em...
Hẳn nhiên, không thể mơ chuyện toàn hảo được. Nhưng hãy suy nghĩ xem, vì sao thời trước 1975,
Đó là hình ảnh tưởng như chỉ gặp qua truyện cổ tích: trong khi một ni sư ngồi thiền, cọp tới nằm bên canh giữ.
Sự thật là thế: chỉ có cán bộ mới cần văn bằng giả. Nghĩa là, bằng giả là điều kiện cần, tuy chưa đủ,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.