Hôm nay,  

Lại Đàn Anh Bắc Kinh

7/27/201400:00:00(View: 3730)
Gọi đó là quả đắng, gọi đó là gian lận... hay gọi bất kỳ thứ gì đi nữa -- đó cũng là kêt quả của chủ nghĩa xã hội.

Báo Đất Việt có bản tin tựa đề là “'Quả đắng' nhà thầu Trung Quốc: Mua máy móc về...'trùm mền'?”

Nghe quen quen thì phải? Đúng vậy. Cuối cùng, cả nước gánh nợ chỉ vì quan chức -- hoặc là ngu ngốc, hoặc là ăn chia để mua đống sắt vụn về cho nằm ụ.

Bản tin Báo Đất Việt viết:

“Được vay vốn ODA 49 triệu nhân dân tệ nhưng Công ty CP Nhựa Việt Nam bị 'tố' mua máy móc, thiết bị Trung Quốc kém chất lượng.

Ngày 24/7, trao đổi với Đất Việt, ông Trần Hồng Phong, Chánh Văn phòng Công ty Nhựa Tân Phú, nguyên Chánh Văn phòng Công ty CP Nhựa Việt Nam (Vinaplast) cho biết, cách đây gần 10 năm Vinaplast được ưu tiên vay vốn ODA của Trung Quốc số tiền 49 triệu nhân dân tệ với lãi suất thấp (3,4%/năm), được ân hạn không trả lãi 2 năm đầu. Tuy nhiên, công ty này lại sử dụng nguồn vốn vay trên mua máy móc, thiết bị kém chất lượng, không thể sản xuất được, phải "trùm mền" từ khi mua đến nay.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nhựa Việt Nam đến năm 2010 và những năm tiếp theo, Vinaplast được Bộ Công nghiệp (năm 2007 sáp nhập với Bộ Thương mại thành Bộ Công thương-PV) phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất khuôn mẫu và trục in.

Công ty này đã tổ chức đấu thầu và đã chọn Tập đoàn kinh tế kỹ thuật đối ngoại Thượng Hải, Trung Quốc (SFECO) làm nhà thầu cung cấp thiết bị cho dự án.

Dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất khuôn mẫu và trục in có tổng giá trị thiết bị từ nguồn vốn ODA là 49 triệu nhân dân tệ, trong đó giá trị thiết bị dây chuyền dệt bao PP là 8,5 triệu nhân dân tệ. Vinaplast đã tiếp nhận và hoàn thành việc lắp đặt, vận hành các máy móc, thiết bị của dự án từ năm 2007.

Ông Trần Hồng Phong cho hay: "Trung Quốc cho vay vốn ODA nên buộc Vinaplast phải chọn nhà thầu cũng như thiết bị của họ. Nhưng máy móc nghiệm thu xong lại không sản xuất được. Máy mới nhưng không đồng bộ, chất lượng kém, công suất không đảm bảo nên khi vận hành đã hỏng hóc ngay, phải "trùm mền", càng sản xuất càng lỗ"...”

Câu hỏi đơn giản: không lẽ, người ta bán cái gì, giao cái gì... mình cũng phải nhận à?

Thế thì, nhiệm vụ cán bộ là gì, chỉ là ngồi gật đầu thôi sao?

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Bàn tay công an lúc nào cũng thô bạo. Chận đường, bắt cóc. Chận đường, đánh thê thảm. Bất kể biết bao nhiêu công ước nhân quyền Hà Nội đã ký.
Những câu hỏi đó có thể nêu lên bởi các nhà sử học, sau khi đọc về cuộc tranh luận hối lộ tình dục.
Báo Infonet ghi lời một đaị biểu Quốc hội rằng “Nợ công tăng nhanh, Việt Nam đã tiêu hết tiền của 6 năm tới?”
Cụ bà Lê Hiền Đức đang đưa lời báo động trường hợp dân oan huyện Thanh Oai, Hà Nội: cán bộ ngang ngược chia chác đất, vu cáo dân, bỏ tù dân...
Chuyện ai cũng thấy, khi các lãnh đạo nhà nước CSVN còn giữ chức, họ nói khác; khi về hưu hay đã nghỉ việc, họ sẽ nói khác.
Hôm nay được email của Cư sĩ Minh Mẫn từ Sài Gòn, kể nhiều chuyện lừa đảo ở sân chùa, nhưng khi khiếu kiện lại có vẻ như xảy ra chuyện công an bao che cho kẻ gian.
Nhưng, sự thật trong nghề tố tụng điều tra và nghề luật sư ra sao? Có bê bối? Tất nhiên, không nhiêù thì ít. Thế còn nghề quan tòa? Có vài con sâu hay cả một bầy sâu?
Câu chuyện về một tàu lạ cô ý đâm chìm tàu cá ngư dân Việt Nam như dường tránh né nỗi nghi ngờ: có phải tàu lạ nơi đây chính là tàu Trung Quốc?
Làm sao để tu trong mọi hoàn cảnh? Cả những khi ra đời, vào chợ, lên núi, xuống ruộng... Cả những khi vào quán ăn, ngồi sạp chợ, hay khi tắm gội, rửa mặt rửa mũi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.