Hôm nay,  

Thất Nghiệp Tại VN

05/07/201400:00:00(Xem: 3495)
Thất nghiệp tại Việt Nam đã tới mức độ nào? Tại sao nơi thiên đường xã hội chủ nghĩa lại có thể có hiện tượng thất nghiệp?

Không phải chính phủ Cộng sản từng cam kết nhiều thập niên trước rằng nhà nào cũng sẽ có đủ ăn, nông dân nào cũng sẽ có ruộng, thợ thuyền nào cũng sẽ có chính phủ công nông đón nhận làm việc hay sao?

Vậy mà, mới năm ngoaí, thống kê cho thấy 72.000 cử nhân và thạc sĩ ra trường thất nghiệp. Bây giờ con số này lên tới 162.000 cử nhân và thạc sĩ ra trường lêu bêu rồi. Chỉ trừ, tất nhiên, chỉ trừ con cháu cán bộ gộc – thí dụ như cô con gái 24 tuổi của quan Tô Huy Rứa vừa ra trường cử nhân ngành báo chí năm 2012 liền được bổ nhiệm làm Chủ tịch HĐQT Vinaconex – vài tháng sau, cô Tô Linh Hương đổi sang nhiệm vụ khác. Nghĩa là, hạt giống đỏ sẽ không thất nghiệp.

Trang Tự Điển Bách Khoa Mở ghi về mục từ “Thất nghiệp “đã nói rằng không thể có thất nghiệp ở chế độ xã hội chủ nghĩa, trích như sau:

“Thất nghiệp, trong kinh tế học, là tình trạng người lao động muốn có việc làm mà không tìm được việc làm (từ Hán-Việt thất: mất mát, nghiệp: việc làm). Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động xã hội.

Lịch sử của tình trạng thất nghiệp chính là lịch sử của công cuộc công nghiệp hóa. Ở nông thôn, mặc dù có tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp một phần, làm việc ít thời gian ở nông thôn, nhưng thất nghiệp không bị coi là vấn đề nghiêm trọng.

Trong lịch sử loài người, thất nghiệp chỉ xuất hiện trong xã hội tư bản[cần dẫn nguồn]. Ở xã hội cộng đồng xã hội nguyên thủy, việc phải duy trì trật tự trong bầy đàn buộc mọi thành viên phải đóng góp lao động và được làm việc. Trong xã hội phong kiến châu Âu, truyền đời đất đai đảm bảo rằng con người luôn có việc làm. Ngay cả trong xã hội nô lệ, chủ nô cũng không bao giờ để tài sản của họ (nô lệ) rỗi rãi trong thời gian dài. Các nền kinh tế theo học thuyết Mác-Lênin cố gắng tạo việc làm cho mọi cá nhân, thậm chí là phình to bộ máy nếu cần thiết (thực tế này có thể gọi là thất nghiệp một phần hay thất nghiệp ẩn nhưng đảm bảo cá nhân vẫn có thu nhập từ lao động).

Trong xã hội tư bản, giới chủ chạy theo mục đích tối thượng là lợi nhuận, mặt khác họ không phải chịu trách nhiệm cho việc sa thải người lao động, do đó họ vui lòng chấp nhận tình trạng thất nghiệp, thậm chí kiếm lợi từ tình trạng thất nghiệp. Người lao động không có các nguồn lực sản xuất trong tay để tự lao động phải chấp nhận đi làm thuê hoặc thất nghiệp...”(ngưng trích)


Thế đấy nhé, tại sao thiên đường xã hội chủ nghĩa Việt Nam lại có thể thất nghiệp được?

Phải chăng VN đã trở thành đất nước của chủ nghĩa tư bản? Nếu thế, ai đang bóc lột ai nhỉ?

Thông tấn nhà nước TTXVN hôm 1-7-2014 có bản tin tựa đề “Hơn 162.000 người trình độ từ đại học trở lên đang thất nghiệp,” trong này viết:

“Theo số liệu mới nhất về thị trường lao động được công bố, cả nước có hơn 1,045 triệu người trong độ tuổi lao động bị thất nghiệp, đặc biệt, trong đó có tới 162.400 người có trình độ đại học trở lên. Thất nghiệp thanh niên tiếp tục là vấn đề cần quan tâm.

Đây là số liệu được đưa ra trong buổi công bố bản tin cập nhật thị trường lao đông số 2, quý II do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức ngày 1/7.

Theo bản tin thị trường lao động số 2, số người thất nghiệp trong quý I/2014 là hơn 1,045 triệu người, tăng hơn 145.800 người so với quý 4/2013. Tỷ lệ thất nghiệp chung quý I-2014 là 2,21%, tăng so với quý IV-2013 (1,9%). Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,72%, cao gấp 2,4 lần ở nông thôn.

Trong số người thất nghiệp, số lượng thanh niên thất nghiệp quý I năm nay là hơn 504.700 người, tăng 17.000 người so với cùng kỳ năm ngoài và tăng 54.400 người so với quý 4/2013.

Đáng chú ý về tỷ lệ thất nghiệp là số lượng người có trình độ từ đại học trở lên bị thất nghiệp tiếp tục tăng 4.300 người so với quý IV-2013 và tăng 39.400 người so với cùng kỳ năm ngoái (123.000 người).

Ngoài ra, đến quý I/2014 cũng đã có 79.100 lao động có trình độ cao đẳng và 174.000 lao động có trình độ cao đẳng nghề, trung học chuyên nghiệp, trung cấp nghề, sơ cấp nghề bị thất nghiệp.

Phân tích những số liệu này, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Doãn Mậu Diệp cho biết, số lượng lao động thất nghiệp hiện nay chưa phải là những con số đáng lo ngại. Tuy nhiên, con số hơn 20% lao động từ 20-24 tuổi có trình độ đại học trở lên thất nghiệp lại là con số đáng phải suy nghĩ vì nó cho thấy một số lượng lớn lao động sau khi tốt nghiệp đang gặp khó khăn khi gia nhập thị trường lao động...”(ngưng trích)

Ông Diệp nói, tình hình thất nghiệp chưa đáng lo ngại?

Hãy cho cô Tô Linh Hương khi ra trường đạị học cứ thất nghiệp một năm đi, xem ông Tô Huy Rứa nổi giận ra sao?

Ủa, mà xã hội VN sao lại có thất nghiệp được kià?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi đổi tên, sẽ thoát tụt hậu? Có vẻ như nhiều quan chức Hà nội tin như thế…
Hình như chính phủ Hà nội lo sợ dân chúng biểu tình theo kiểu như Hồng Kông… do vậy cảnh sát phải diễn tập đàn áp biểu tình.
Từ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, cho tới các sóng gió Biển Đông… bàn tay chính phủ Bắc Kinh hung hiểm phóng phi tiêu ra tứ phía…
Con gà đẻ trứng vàng cho Việt Nam và các nước Đông Nam Á vẫn luôn luôn là ngành du lịch… vì tự nhiên khách quốc tế rủ nhau tới xài tiền trong sân nhà mình…
Lúc nào cũng trai thừa, gái thiếu… thặng dư chênh lệch trên cả nước, không chỉ tại Sài Gòn.
Tưng bừng kinh doanh lậu… Đó là chuyện bến bãi đường thủy…
Dầu lậu chở lặng lẽ… cả chục ngàn lít dầu… không xuất xứ. Hẳn là tham nhũng, hay hối lộ…
Nhiều ngân hàng không biết làm sao thu hồi tiền cho vay, khi các dự án khổng lồ liên tục thua lỗ… và ngập nợ.
Có quá nhiều nỗi lo cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long…
Thôi thì bỏ phạt… hy vọng học trò ngoan mãi, biết vâng lời và học giỏi. Bản tin GiadinhNet kể về một ngôi trường tại Hải Phòng
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.