Hôm nay,  

Ném Bùn Vào Văn Học

26/06/201400:00:00(Xem: 5546)

Thế giới chỉ là một khu làng nhỏ, khi các phương tiện truyền thông đang thu hẹp các khoảng cách hơn.

Một trong những cầu nối văn hóa là tác phẩm văn học dịch. Một thời xa xưa tuyệt vời của miền Nam VN thời trước 1975 là các bản dịch của cụ Hà Mai Anh.

Khi các học trò mở ra đọc từng trang sách “Tâm Hồn Cao Thượng” (dịch từ: Grand Coeurs) do cụ Hà Mai Anh dịch sách của Edmond de Amicis, cảm giác có thể nhận ra là các chiếc lá mùa thu Paris đang rơi trên trang giấy... và lòng người được nâng lên một cõi cực kỳ thơ mộng.

Hay như khi đọc Bắt Trẻ Đông Xanh do Ni Trưởng Thích?Nữ Trí Hải dịch từ “The Catcher in the Rye” của nhà văn Jerome David "J.D." Salinger, chúng ta cảm nhận được mùa đông với tuyết rơi ở Hoa Kỳ, khi đàn vịt trời biến mất dần...

Văn dịch bây giờ ở VN ra sao?

Báo Nhân Dân hôm 24-6-2014 có bài viết của nhà phê bình Việt Quang, tưạ đề “Rác văn hóa qua một số tác phẩm văn học dịch...”

Trong đó, nhà phê bình Việt Quang nêu lên nỗi lo về các tác phẩm được tung hô là lãng mạn, nhưng thực sự là gợi sex... Trích:

“...Sự có mặt của loại tiểu thuyết lãng mạn dễ dãi của nước ngoài ở Việt Nam không chỉ lấn át tiểu thuyết chính thống, kinh điển của Việt Nam và thế giới; mà còn ảnh hưởng tiêu cực tới người đọc và người muốn theo nghiệp văn. Với người đọc, các cuốn sách như vậy dễ đưa tới quan niệm lầm lạc về cuộc sống, đánh giá theo hướng bi quan. Ở nước ngoài, tiểu thuyết lãng mạn được quy định chặt chẽ về lứa tuổi, nếu vi phạm quy định sẽ phải nhận mức xử phạt rất nặng. Tuy nhiên, điều này hầu như không tồn tại ở Việt Nam, hoặc nếu có thì chỉ thể hiện qua ghi chú rất mập mờ: sách dành cho lứa tuổi mới lớn, nội dung nhạy cảm độc giả cần cân nhắc trước khi xem! Chưa nói chất lượng bản dịch loại tiểu thuyết này thường rất tệ. Do phải dịch nhanh để đáp ứng nhu cầu, tránh tình trạng có người tự dịch rồi đưa lên mạng trước, người ta tiến hành dịch một cách cẩu thả, tối nghĩa. Còn với một số tác giả, không ai cấm họ viết văn, nhưng viết tiểu thuyết lãng mạn bình dân như đang khiến họ nhận thức sai lầm về lao động nhà văn. Thường thì điểm xuất phát của một số cây bút trẻ viết truyện ngôn tình ở Việt Nam là "nghiện" loại tiểu thuyết này đến từ nước ngoài. Rồi họ mô phỏng theo tiểu thuyết ngôn tình khi sách dịch không còn đáp ứng được nhu cầu của họ. Họ nhận thấy lợi nhuận từ công việc trên, từ đó họ trở thành người viết truyện "ngôn tình". Vài năm trước, tác giả như thế còn thấy e ngại hay tức tối khi bị so sánh hoặc bị coi có phong cách, lối viết gần gũi với tác giả nước ngoài.

Càng gần đây, một số cây bút trẻ viết tiểu thuyết lãng mạn cũng "lên ngôi" trên một số diễn đàn, xuất hiện tại một vài sự kiện văn hóa. Từ chỗ tự nhận nghiệp dư, tay ngang, chỉ được biết tới qua nickname ảo, giờ họ đã bắt đầu ngộ nhận về "tài năng", bắt đầu phát ngôn. Dù sách của họ chỉ là mô phỏng mô-típ quen thuộc của tiểu thuyết nước ngoài, vốn từ hạn chế, vụng về trong câu văn, ngữ pháp,... nhưng xem ra ảo tưởng của họ khá lớn. Không chỉ viết mà họ còn rất chăm chú thiết kế bìa sách, rồi đi giới thiệu sách, quảng bá sách, trả lời phỏng vấn, lên intơ-nét thông báo lịch ký sách, hẹn gặp gỡ độc giả. Và đáng tiếc, chính báo chí đã giúp họ trở thành "tài năng văn chương" mà không cần biết điều quan trọng nhất đối với mỗi cuốn sách phải là giá trị tư tưởng - nghệ thuật và sức sống lâu bền. Một xu hướng viết tiểu thuyết ngôn tình dễ dãi đã hình thành tại Việt Nam, không còn là tự phát như cách đây vài năm? Sẽ thấy câu hỏi này là có lý khi nhìn vào sự "thắng thế" của truyện ngôn tình, đó thật sự là điều rất đáng lo ngại, không chỉ lo ngại cho văn học, mà lo ngại cho cả người đọc.


Dịch thuật, truyền bá các tác phẩm văn chương có giá trị của thế giới là công việc phải khuyến khích. Không ai có thể phủ nhận trong những năm tháng trước đây, nhiều tác phẩm dịch đã góp phần nuôi dưỡng tâm hồn các thế hệ người Việt Nam; cũng là nguồn cảm hứng, gợi mở chân trời sáng tạo cho các nhà văn, nhà thơ. Song hôm nay, vì lợi nhuận mà dịch các cuốn sách vốn bị xem là "rác văn hóa", là tác phẩm khiêu dâm của nước ngoài lại là hành vi đáng lên án. Nhất là khi, việc làm này được sự hỗ trợ của các chiến dịch quảng bá, các bài giới thiệu hoặc điểm sách chỉ nhằm đánh lừa người đọc. Tiếp xúc với nhiều nền văn học trên thế giới, người đọc có thể thỏa mãn nhu cầu đọc và mở mang kiến thức; nhưng sự tràn lan, lẫn lộn của thị trường lại là điều cần sớm giải quyết....”(ngưng trích)

Có phải khoảng trống do văn học “lãng mạn sex” tràn vào là do các tác phẩm Mác Lê Mao không thể bán chạy trên thị trường nữa? Cũng là một lý do.

Nhưng chúng ta nên nhìn thấy, có thể hiện tượng thảy “rác văn hóa” vào xã hội VN là do chính Bộ Văn Hóa muôn như thế, và có thể đã xúi giục như thế, chứ không thuần túy thị trường.

Thí dụ, như cuốn “Bắt Trẻ Đồng Xanh” do Ni Trưởng Thích Nữ Trí Hải dịch ra Việt ngữ, sau 1975 được một nhà xuất bản Sài Gòn (phải hiểu là NXB của Đảng CSVN) tái bản, và xóa tên người dịch, ghi rằng “Dịch giả: Bùi Giáng.”

Sự nhầm lẫn “tên dịch giả” này là cố ý, mục đích là để xóa bỏ ký ức về Ni Trưởng Trí Hải, người bị CS tuyên án tù nhiều năm vì bất đồng chính kiến.

Và rồi vài năm sau, có 2 tác giả khác dịch lại ra Việt ngữ, và lấy trùng tên bìa sách là “Bắt Trẻ Đồng Xanh” cũng là để xóa bỏ ký ức về Ni Trưởng Trí Hải trong lòng độc giả Miền Nam. Tại sao chôm tưạ đề như thế? Lẽ ra, dịch cho đúng “The Catcher in the Rye” có nghĩa là “Người Chụp Bắt Trên Cánh Đồng.” Xin nhớ rằng dân Mỹ rất mê bóng chày, và người catcher luôn là tập trung mắt nhìn của khán giả.

Dịch ra “Bắt Trrẻ Đồng?Xanh” là thiên tài của Ni Trưởng Trí Hải... Hóa ra, CSVN đã bày đủ thứ trò, tìm nhiều cách để xóa nhòa ký ức về một thiên tài văn học của Miền Nam VN.

Tương tự, bản dịch Câu Chuyện?Dòng Sông do Ni Trưởng Trí Hải dịch từ cuốn Siddhartha của Hermann Hesse sau 1975 cũng bị in lại, xóa và sửa tên dịch giả thành Bùi Giáng, và cả 2 lần tái bản đều đề tên dịch giả là Bùi Giáng. Đó là do Nhà xuất bản hội nhà văn thực hiện, trong đó lời giới thiệu là của Nhật Chiêu. Không lẽ Nhật Chiêu và Hội nhà văn chơi trò bẩn này: nỡ xóa sổ ký ức về Ni Trưởng Trí Hải sao?

Than ôi, văn dịch. Văn mắc dịch, khi dùng làm trò bẩn chính trị. Chỉ có CSVN mới ném bùn vào văn học như thế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.