Hôm nay,  

Buông Xả Thân Tâm

21/06/201400:00:00(Xem: 3671)
Bạn đọc tin về y khoa thường xuyên, bạn biết rằng tập thiền sẽ chữa và ngăn ngừa được nhiều bệnh. Và do vậy, bạn nghĩ rằng bạn nên tập thiền, nhưng chưa biết nên tập thiền như thế nào?

Hãy nghĩ đơn giản rằng Kinh Phật dạy là các pháp vô ngã, vì tất cả các pháp là vô thường... Do vậy, tập thiền là để chứng ngộ vô ngã, nhìn thấy trực tiếp vô ngã, vô thường trong thân và tâm của mình. Có một cách đơn giản thường được các sư gọi là: hãy buông xả thân tâm... Chữ xưa gọi là “phóng hạ thân tâm.” Vậy thì làm sao? Đặc biệt là khi chỉ cần tập để giữ sức khỏe?

Nơi đây, để tiện dụng, độc giả có thể sử dụng tới cách Thư Xả do nhà sư Minh Đức Triều Tâm Ảnh đưa ra, trong bài viết “Thư Xả” đăng trên Thư Viện Hoa Sen.

Chúng ta có thể trích đoạn như sau:

“Thư xả là nghỉ ngơi toàn bộ thân và tâm, nghĩa là thân phải thư giãn, tâm phải buông xả. Tại sao thân tâm phải thư giãn, buông xả?

Trước tiên, chúng ta phải hiểu thư giãn là gì, buông xả là gì?

Thư giãn thuộc về thân, các bạn nhớ cho như vậy.

Thư giãn, nói cho dễ hiểu là “duỗi cho giãn ra”. Cái thân của chúng ta làm việc nhiều quá, các cơ bắp đều đã đờ cứng, thần kinh (thuộc thân) căng thẳng nên sinh ra mệt mỏi, lừ đừ, đờ đẫn; ngoài ra nó còn làm cho ta trằn trọc, thao thức không ngủ được; và những biến chứng về tim mạch cũng từ đó mà phát sanh. Vậy, việc làm đầu tiên là chúng ta phải duỗi cho giãn ra tất cả mọi đờ cứng của cơ bắp làm cho nó trở về trạng thái cũ, là hình thức nghỉ ngơi của thân đó.

Nói thư giãn nhưng không phải là “cố ý” thư giãn. Khi cố ý thư giãn là chúng ta khởi một “chủ ý” bắt thân phải phục tùng. Đây là thói quen của bản ngã có từ vô lượng kiếp của con người, nhất là từ khi chúng ta tiếp thu văn hóa, tư tưởng, ngôn ngữ Tây Phương - bao giờ cũng có một cái tôi, cái ta, một cái ngã để giao lưu, đối thoại, làm việc, kể cả lúc ta muốn cho cái thân được nghỉ ngơi. Và khi khi ngơi, chúng ta cũng quen nói là sẽ có “phương pháp” làm cho nó nghỉ ngơi.


Không phải vậy, thưa các bạn. Cái “thân tôi” nghỉ ngơi đã trật, mà “phương pháp” nghỉ ngơi lại càng trật luôn. Ta lại muốn “tham dự” vào sự vận hành tự nhiên của pháp giới. Trong trường hợp này, muốn nghỉ ngơi thật sự ta hãy nằm xuống, như xác chết, và xác chết thì không có cái tôi nào, cái ý thức nào xen dự vào đấy cả. Nó tương tự như thế savasana (xác chết) trong hattha-yoga, là buông lỏng thân như một xác chết thì bạn có thể phục hồi rất nhanh tất cả những năng lực đã bị mất đi. Đây mới chính là “nguyên lý” trả thân lại cho thân, cách nói khác của “chánh niệm” rốt ráo. Chánh niệm rốt ráo chính là chánh niệm ở thế giới paramattha, đơn giản là thân chỉ “thả xuống”, để yên như nó là... chứ không phải niệm cái này, niệm cái kia!

Sau khi thư giãn về thân rồi, chúng ta mới quay sang buông xả.

Buông xả thuộc về tâm, các bạn nhớ cho như vậy.

Cũng tương tự như cái thân, cái tâm của chúng ta do suy nghĩ nhiều quá, lo âu nhiều quá... mà sinh ra căng thẳng như sợi dây đàn. Nếu căng thẳng đúng độ, âm thanh sẽ cao vút, nhưng căng quá độ nó sẽ đứt tung luôn! Và ta cũng bị đứt tung luôn như vậy...

...Khi nói buông xả, chúng ta lại suy nghĩ, hãy buông xả nghe, hãy để cho tâm rỗng rang nghe... Đấy, đấy, mới đó mà quý vị lại suy nghĩ rồi, lại lầm thầm trong đầu rồi! Cái tôi, cái ta của chúng ta lại muốn xen dự vào đấy nữa. Tuy nhiên, vấn đề không đến nổi tệ lắm đâu. Hãy nương nơi hơi thở, cứ tập lắng nghe hơi thở một hồi, và đừng làm gì cả, rồi từ từ cái tâm sẽ yên, sẽ lặng, sẽ rỗng không ngay...”(ngưng trích)

Nếu bạn muôn đọc thêm, có thể vào trang: http://thuvienhoasen.org/ -- nơi có nhiều bài viết về thiền tập.

Bảo đảm rằng, có tập mới thấy phê...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.