Hôm nay,  

Gái Quê Lấy Chồng Ngoại

18/09/200000:00:00(Xem: 5389)
Bạn,
Trong một lá thư trước, chúng tôi có kể với bạn về tình cảnh một số cô gái ở Sài Gòn lấy chồng Đài Loan mà hồi hết đầy bi kịch. Theo ghi nhận của các báo quốc nội, không chỉ ở các thành phố lớn mới có chuyện những cô gái nghèo lấy chồng Đài Loan để “đổi đời”, mà tại một số tỉnh miền Tây, hiện trạng này đang lan rộng đến nhiều vùng quê, thị trấn nhỏ, và nhiều cô gái đã hứng chịu bao nghịch cảnh trên quê chồng như vài trường hợp sau đây tại Trà Vinh theo lời kể của một phóng viên báo Pháp Luật.

Trường hợp lấy chồng là người Đài Loan của cô L. ở thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần, Trà Vinh được bà con hay nhắc đến. Sau khi gửi ảnh cho tay cò mồi vài tháng thì được cái hẹn, cô và cha mẹ lên Sài Gòn dự lễ cưới của mình. Khi này cô mới biết chồng lớn tuổi hơn cha ruột của cô và có dị tật bẩm sinh. Lễ cưới tốc hành diễn ra vừa xong, cô và chồng liền ra sân bay đi Đài Loan (tay cò mồi đã lo đầy đủ các loại thủ tục). Trước khi tạm biệt, chú rể nhét cho nhạc gia 2,500 đô gọi là đền ơn dưỡng dục, với lời hứa sẽ gửi tiếp về 1,000 đô... Cùng ở thị trấn Tiểu Cần, cùng có chồng là người Đài Loan, nhưng đúng vào ngày cưới, cô Th. mới rõ mặt mũi của chồng và biết chồng bị tật một chân. Chú rể trao nhạc gia 1 ngàn đô chi phí hôn lễ, sau khi làm lễ xong, chú rể ra điện thoại công cộng báo tin cho cha mẹ biết “đã có vợ”. Và từ trong buồng điện thoại bước ra, chú rể hô toáng lên rằng đã bị mất cái bóp đựng 7 ngàn đô, số tiền dự định “trả ơn” nhạc gia. Sau tuần trăng mật, người chồng Đài Loan ấy biệt vô âm tín đến bây giờ...

Còn cha mẹ của cô L. cũng ở thị trấn Tiểu Cần, huyện Tiểu Cần thì kể: “L. con tôi có chồng Đài Loan hơn 5 năm, đã được 2 con, về thăm gia đình được 2 lần. Nó nói ngày đầu về nhà chồng thì bị giao làm mỗi một việc là chăm sóc bà già chồng bị nằm liệt giường, cực như người ở đợ. Chồng nó là người thợ máy nhưng làm ở đâu, lương bao nhiêu nó cũng không biết, vài tuần mới về một lần. Đến khi nó sinh được đứa con trai thì “dễ thở” hơn, không phải ở nhà chăm sóc mẹ chồng mà được cho về thăm quê, cho lên rừng làm rẫy. Nó mới điện về cho biết sống ở bển cực quá, hơn ở nhà nữa. Nó đang dành dụm tiền rồi tìm cớ ly dị để về với chúng tôi...”

Bạn,
Phóng viên báo Pháp Luật kể lại trường hợp của một cô gái tên M, một trong số cô đầu tiên lấy chồng là người Đài Loan-ở ấp Chà Và, xã Vinh Kim, huyện Cầu Ngang: Hồi tháng 7/1996, qua mai mối, cô M quyết định lấy chồng nước ngoài, hy vọng sẽ thoát khỏi cảnh nghèo, sung sướng tấm thân. Tháng 9/1996, cô xuất cảnh sang Đài Loan. Khi ấy, chồng cô không còn quan tâm đến cô nữa. Người chồng làm gì, cô cũng không biết, mỗi tuần chỉ về một lần. Hằng ngày cô phải cùng mẹ chồng đi làm rẫy hoặc làm mướn, còn cực khổ hơn khi em còn làm công ở Sài Gòn. Mà vợ chồng có hạnh phúc gì đâu vì không cùng tập quán, không biết tiếng nói của nhau. Nên tháng 5/1997, viện cớ về thăm quê, cô ở bên này với cha mẹ. May mắn là cô chưa có con.
Theo phóng viên trên thì tình trạng lấy chồng là người Đài Loan của số cô gái Trà Vinh đã qua và hiện nay thật đúng với câu “Con cá trong lờ đỏ lơ con mắt. Con cá ngoài lờ lúc ngoắc chui vô”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.