Hôm nay,  

Tài Sản Tập Thể, Phải Không?

29/05/201400:00:00(Xem: 3522)

Hôm nay đọc bản tin trên báo Thanh Niên, mới biết rằng lò gốm cổ Sài Gòn trong bậc di tích quóc gia đã trở thành bãi rác. Ngậm ngùi. Thế mới biết, cái gọi là “tài sản tập thể” và “làm chủ tập thể” chỉ là giả bộ thôi, không có thiệt... vì cái gì ngon lành, các quan đem về nhà giấu biệt, còn những cái thưc sự là “tài sản tập thể” như lò gốm di tích quôc gia là đành hoang phế. Ngẫm ra, đúng cho cả toàn quốc.

Đó là lò gốm cổ Hưng Lợi - được Bộ VH-TT xếp hạng là di tích khảo cổ quốc gia năm 1998 - nay chỉ còn là bãi rác.

Đó là xóm lò gốm Sài Gòn xưa -- bây giờ chỉ còn lại di tích lò gốm Hưng Lợi nằm ven kênh Ruột Ngựa thuộc P.16, Q.8, TP.SG. Cuộc khai quật năm 1997 - 1998 tại đây đã tìm thấy phế tích 3 lò gốm kiểu lò ống, vách lò được xây bằng gạch lớn chảy men dày cùng nhiều đồ vật sành sứ khác. Lò gốm Hưng Lợi sản xuất lu đựng nước có niên đại sớm nhất khoảng nửa sau thế kỷ 18. Sau đó lò còn cho ra các sản phẩm hũ, khạp, nồi, hộp, siêu, chậu phủ men xanh lam hay đồng, chén, tô, đĩa, ly... gắn liền với sự hình thành và phát triển vùng đất Sài Gòn - Gia Định trong hơn 300 năm qua.

Những sản phẩm xưa được các nhà khảo cổ, nghiên cứu, sưu tập lưu giữ cho thấy kỹ thuật tạo tác của nghệ nhân lúc bấy giờ rất cao và tinh xảo. Báo Thanh Niên ghi rằng, khi trả lời báo giới, TS khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu nhận định: “Giá trị lớn nhất của lò gốm Hưng Lợi là chúng ta đã tìm thấy tương đối nguyên vẹn về một làng nghề rất nổi tiếng của Sài Gòn trước đây”.

Bây giờ ra sao?

Bản tin TN kể là, lò gốm Hưng Lợi trong những ngày tháng 5.2014, di tích này đã trở thành một phế tích. Thật khó hình dung đây là nơi được công nhận di tích khảo cổ cấp quốc gia khi mà phía sau bức tường rào và cánh cổng chỉ còn lại 2 cột trụ, bãi đất hoang hiện ra với vô số rác, ống tiêm chích ma túy vứt lăn lóc, cỏ cây mọc um tùm và là nơi phơi quần áo của cư dân quanh vùng. Không hề có biển báo công nhận khu vực này là di tích khảo cổ quốc gia.


Chính quyền Sài Gòn đã làm gì?

Bản tin TN ghi lời người dân sống quanh khu di tích cho biết sau khi khai quật xong năm 1998, chính quyền thành phố cho làm mái che tạm bợ bằng tôn, xây tường rào bao bọc. Nhưng do không ai giám sát, trông coi, bảo vệ nên di tích theo thời gian đã bị thiên nhiên và con người xâm hại.

Trong khi đó, các tài sản tập thể như Thác Bản Giốc đã bị cưa đôi với đàn anh Phương Bắc, vùng phô đẹp giữa Bình Dương đã biến thành Đông Đô Đại Phô cho cán bộ và gia đình Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc vào cư trú và làm ăn.

Trong khi đó, cụ Phạm Văn Đông, người ký Công hàm 1958 để làm khó khăn trong việc đòi lại và giữ gìn biển đảo sau này lại được lăng mô thênh thang.

Tài liệu tỉnh Quảng Ngãi nói rằng Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thuộc xã Đức Tân, huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi, cách TP.Quảng Ngãi 25 km về phía nam:

“Đây là nơi sinh ra và lớn lên của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Khu lưu niệm này còn lưu giữ nhiều kỷ vật của gia đình Thủ tướng Phạm Văn Đồng như án thờ, tràng kỷ, án thư, phản… và những vật dụng lưu niệm khác...

Khu lưu niệm cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được đầu tư tôn tạo với tổng mức đầu tư là 20 tỷ, diện tích 20.036 m².”

Đổ biết bao nhiêu tình cho lăng mộ họ Phạm kia, trong khi lò gốm cổ, nơi lưu giữ nếp văn hóa cổ Sài Gòn -- Gia Định lại dâu bể tang thương như thế này.

Có phải vì lăng mộ kia không thực sự là tài sản tập thể của dân tộc như Thác Bản Giốc, như lò gốm cổ di chỉ khảo cổ... mà là “tài sản của Đảng” và do vậy, cần tô vẽ, cần giữ gìn, cần bơm tiền vào...

Bất kể rằng, cụ Phạm Văn Đồng có thể gọi là đã tiếp tay làm rắc rối chủ quyền của VN trên Hoàng Sa.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.