Hôm nay,  

Lại Chuyện Thất Nghiệp

23/05/201400:00:00(Xem: 3678)

Hôm qua, chúng ta bàn về thất nghiệp và con số 72,000 tân khoa cử nhân, thạc sĩ ra trường không có việc làm.

Trong khi Quôc hội quy lỗi cho giáo dục đã đào tạo hàng loạt, chúng ta nói rằng chủ yếu, không hoàn toàn là lỗi của ngành giáo dục mà chính vì cơ chế độc đảng tất phải như thế.

Bây giờ chúng ta ghi thêm về yếu tố kinh tế sụp đổ ở nhiêu ngành kinh doanh, và do vậy không tạo ra được việc làm cho các tân khoa.

Thông tấn Infonet có bản tin tưạ đề “Thừa SV sư phạm: 5 năm ra trường chỉ rửa xe, cấy lúa thuê.”

Bản tin kể về cô Nguyễn Thị Hà sinh năm 1987, trú tại Đông Hưng, Thái Bình. Tốt nghiệp trường Cao đẳng sư phạm Thái Bình năm 2008. Vì không xin được việc, nên Hà ở nhà phụ rửa xe máy giúp cho chồng và cấy lúa kiếm tiền.

Cô kể: “Để em quen với công việc khi ra trường, mẹ còn mở lớp cho em dạy thêm miễn phí môn văn để tăng tính nhẫn nhịn cũng như khả năng ứng xử của cô giáo trong tương lai".

Nghĩa là, cô là hy vọng của cả gia đình, của ba mẹ.

Infonet kể, năm 2008, Hà tốt nghiệp cao đẳng, được bằng khá. Cô về nhà chờ đợi, hi vọng sẽ xin được việc làm thích hợp. Suốt mấy năm, Hà cầm hồ sơ đi gõ cửa nhiều nơi nhưng vẫn không thể xin được việc làm cho mình. Nhiều trường cho biết đã đủ giáo viên, không có nhu cầu tuyển giáo viên nhạc họa. Hà đành ôm hi vọng rồi chờ đợi.

Infonet kể:

“Cái thông tin đổi mới giáo dục, trẻ hóa giáo viên Hà vẫn chờ nhưng chẳng thấy ở đâu có. Cô lại xoay sang đi học thêm sư phạm Sử.

Rồi Hà lấy chồng, sinh con. Cô vẫn mong mỏi ngày nào đó được đứng trên bục giảng. Ai mách "cửa nào" Hà và gia đình đều cố lo chạy lấy chiếc "ghế" giáo viên. Hà kể "Năm 2011, bố mẹ em còn vay khắp nơi lấy 80 triệu đồng, chồng đủ số tiền đó người ta mới xem xét có chỗ nào cần sẽ giới thiệu vào làm giáo viên hợp đồng. Nhưng người ta cầm 2 năm rồi trả lại vì không xoay được".

Hai năm thấp thỏm chờ đợi và trả lãi suất cho số tiền xin việc, Hà thực sự tuyệt vọng...

Chồng Hà có quán sửa xe máy nhỏ. Đây là "cần câu cơm" cho ba thành viên trong gia đình cô. Không xin được việc, Hà chán nản. Gần một năm nay, Hà và gia đình không chạy vạy khắp nơi như trước nữa. Cô đành ở nhà rửa xe máy kiếm thêm chút thu nhập cho mình. Trò chuyện với chúng tôi, Hà nói "Nhiều người học đại học còn không xin được việc nên em đành chấp nhận sự thật này thôi. Coi như mình không có duyên làm cô giáo".


Khi hỏi ngoài việc rửa xe máy cho khác, Hà còn làm việc gì khác không, cô cười có chút ngại ngùng "Em xin ruộng của ai không cấy để cấy lúa. Một mình em cấy gần mẫu lúa để lấy thóc bán tăng thu nhập. Làm nông chỉ vất vả vào mùa thôi. Nhiều người ác miệng lắm. Người ta bảo học nhiều giờ cũng về bán mặt cho đất, bán lưng cho trời thôi"...”(ngưng trích)

Cân thây rằng, Bộ Giáo Dục và Đào Tạo (GDĐT) đã giải trình việc thiếu 27 nghìn giáo viên... mới hôi tháng 8-2013, nghĩa là mới mấy năm sau khi cô Hà ra trường, và là 2 năm sau khi cô Hà mất 80 triệu đông hôi lộ đê xin đi dạy.

Ai cầm tiền hôi lộ này rôi ỉm luôn? Hẳn nhiên là quan chức cán bộ, vì chỉ có quan chức cán bộ mới dám hứa tìm việc làm cho cô giáo mới ra trường.

Bản tin báo Lao Động ngày 30-8-2013 kể:

“Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý cơ sở giáo dục Hoàng Đức Minh cho biết, theo báo cáo của các địa phương khi xây dựng kế hoạch đội ngũ và quy hoạch mạng lưới trường lớp so với nhu cầu, hiện cả nước thiếu trên 27.000 giáo viên ở tất cả các cấp học. Bất cập thể hiện ở chỗ một số môn, một số vùng miền lại thừa giáo viên, và hàng nghìn sinh viên sư phạm ra trường vẫn thất nghiệp.”

Còn gì nữa? Sao lại đổ tội cho ngành giáo dục? Sao không đổ tội cho Thủ Tướng và Bộ Trưởng Kinh Tế?

Báo Buổi Trẻ ngày 26-3-2014 có bản tin”Quý I-2014: Trên 16.000 doanh nghiệp giải thể, dừng hoạt động.”

Mặt khác, báo CafeF, đăng tin Trí Thức Trẻ, ghi tổng kết trọn năm 2013 qua bản tin tựa đề “Năm 2013 số Doanh nghiệp ngừng hoạt động, giải thể tăng gần 12% so với năm trước.”

Nếu so lại hơn thập niên trước, CafeF viết:

“Báo cáo của Tổng cục Thống kê tại buổi họp báo diễn ra sáng nay (ngày 23/12/2013) cho biết: Số doanh nghiệp gặp khó khăn phải giải thể hoặc ngừng hoạt động năm nay là 60.737 doanh nghiệp, tăng 11,9% so với năm trước"...

...So với năm 2000, số doanh nghiệp Nhà nước tại thời điểm 1/1/2013 bằng 54,4%, giảm 2.624 doanh nghiệp; tổng doanh thu năm 2012 gấp 6,9 lần năm 2000; tổng lợi nhuận trước thuế gấp 9,4 lần; tổng nộp ngân sách nhà nước gấp 8,1 lần.”(ngưng trích)

Sao không ai quy tội Thủ Tướng và Bộ Trưởng Kinh Tế?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.