Hôm nay,  

Cử Nhân Thất Nghiệp

22/05/201400:00:00(Xem: 3909)

Hiện thời, thống kê cho thấy đang có 72.000 người tốt nghiệp cao đẳng, đại học, sau đại học chưa có việc làm... Điều này gây đau khổ, lo lắng cho cá nhân các sinh viên tôt nghiệp và gia đình các em. Nhưng cũng là nỗi quan ngại cho ngành giáo dục, vì không lẽ cứ đào tạo để rồi bỏ mặc.

Báo Giáo Dục VN cho biết tổng quan về nỗi lo này: “Ngành giáo dục đang loay hoay tìm cách đổi mới chưa thành, còn danh sách cử nhân thấp nghiệp vẫn đang dài thêm.”

Thực tế, nguyên nhân căn bản vẫn không phải là ngành giáo dục. Đổ lỗi cho ngành giáo dục chỉ đúng có một phần thôi. Phần chính yếu, chính là:

-- kinh tế không phát triển nhanh như hai thập niên trước, nên không có nhu cầu thuê sinh viên tốt nghiệp;

-- truyền thông con ông cháu cha gửi việc làm cho các gia đình thân tộc, và làm mất vị trí lẽ ra phải giành cho các em tân khoa;

-- và nhu cầu phong bì của người tuyển dụng, ngay cả có về huyện xa, về xã nhỏ... cũng bị đòi hỏi như thế, huông gì là việc tốt ở thành phố.

Chuyện 72,000 tân khoa thất nghiệp được nói trong Quốc hội hôm 20-5-2014. Nhưng không thấý nói rôt ráo, mà chỉ quy lỗi cho ngành giáo dục.

Báo GDVN có tựa đề tránh né các lỗi vê thê chế và cơ chế, và chỉ quy lỗi vê ngành giáo dục qua bản tin “72000 người thất nghiệp và trách nhiệm của ngành giáo dục.”

Trong bài dẫn lời TS Nguyễn Tiến Luận – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Nguyễn Trãi cho rằng, bằng cấp là thước đo nhưng không phải là yếu tố quyết định thành bại của mỗi con người. Xã hội hiện nay quá nhiều người sính bằng cấp, học tập thì đối phó, trong khi đào tạo của nhiều trường yếu kém, ngành giáo dục quản lý thì lỏng lẻo nên dẫn tới chất lượng đầu ra của cử nhân thấp, thậm chí nhiều người học xong cả thạc sĩ vẫn rất kém.

Bài báo ghi lời ông?Luận:

“...“Bằng cấp đang bị xã hội hóa, quy trình đào tạo và cấp bằng ở nhiều nơi dễ dãi, cho nên mới xảy ra thực trạng “bằng cấp cao nhưng năng lực thấp”, đó là nguyên nhân dẫn tới tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp ngày càng tăng cao. Tâm lý sính bằng cấp của nhiều người Việt xuất phát từ cơ chế hành chính bao cấp, xin cho, đa phần các gia đình cũng muốn con em có tấm bằng rồi nhét vào một cơ quan nhà nước, nghiễm nhiên thành “công chức”. Và để có được chức Phó phòng hay Trưởng phòng ở nhiều cơ quan nhà nước thì họ lại phải cố lấy được bằng Thạc sĩ, thậm chí cao hơn nữa. Tâm lý sính bằng cấp đang khiến Việt Nam bị tụt hậu...”

Có thực vậy không? Chỉ đúng một phần thôi.

Vì không phải gia đình nào cũng muôn con làm công chức.

Vì đơn giản, làm công chức có lương thấp, và muốn sống được là phải chèn ép dân, hay phải tham nhũng. Lương tâm nhiều người không muốn thế.

Căn bản, chính là kinh tế suy thoái, và cơ chế bất toàn thì không nghe các quan chức Quốc hội nói thẳng ra.

Báo Dân Trí có bản tin tưạ đề “Đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân 72.000 cử nhân thất nghiệp,” trong phần ý kiến, có vài ý của độc giả, ghi như sau:

“-- Kiến Trúc Sư, mới tốt nghiệp và đang thất nghiệp 3tháng. Vì đi đâu nhà tuyển dụng cũng yêu cầu kinh nghiệm mới nhận. Dù khả năng và học lực bản thân khá. Buồn...

-- Tuổi trẻ căng tràn sức sống muốn thử sức mình, Vậy mà thất nghiệp. Cách đây 5 đến 10 năm còn gọi là công việc dễ, Bây giờ khó và rất khó. không con ông cháu cha thì phải chạy rất nhiều tiền. Dưới quê cha mẹ mất bao nhiêu tiền cho con cái ăn học 4-5 năm trời chỉ hy vọng cái mác đại học nó sẽ làm thay đổi nó, mà bây giờ vì cái mác đại học mà nó không có việc, tủi cho nó lắm...

--...noi thế thôi chứ con nhà quan vẫn làm quan thôi. cứ cải thiện gì chứ, theo tôi gạt đi chính sách con ông cháu cha, không cho con cái làm cùng lĩnh vực của cha mẹ nó làm....” (ngưng trích)

Lạ nhỉ... Không nghe Quốc Hội bàn về kinh tế suy thoái, và về nạn con ông cháu cha giành mất việc làm của tân khoa?

Lời nói thật, có quan chức nào muốn nghe đâu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.