Hôm nay,  

Rào Ngăn Văn Học?

20/05/201400:00:00(Xem: 3126)

Có rào ngăn văn học nào trong nước không? Tất nhiên là có, tình hình này hiển hiện sau khi nhà văn Nhã Thuyên bị tấn công, bị tước văn bằng thạc Sĩ và bị cho nghỉ việc -- trong khi vị giaó sư bảo trợ luận án của cô cũng bị ép về hưu sớm.

Đó là khi rào ngăn nhìn thấy cụ thể. Chúng ta muôn hỏi còn rào ngăn nào khác nữa hay không? Và khi các nhà nghiên cứu, các nhà phê bình ngồi với nhau trong một cuộc hội thảo nghiêm túc, họ suy nghĩ thế nào?

Tất nhiên, người ta sẽ nói là có ngăn cách giữa văn học trẻ và già, vì thời nào cũng thế. Hay văn học Nam và Bắc, đó là tính địa phương. Tự nhiên, y hệt như giọng nói. Chuyện chúng ta muôn hỏi là vê chính sách?

Cũng có những rào ngăn, những dị biệt, thậm chí có thể gọi là có kỳ thị -- nhưng mơ hô hơn, rất mờ nhạt.

Nhưng hễ còn người đọc sách, thế là mừng rồi.

Báo Nhân Dân hôm Thứ Hai 19/05/2014, có bài viết tựa đề “Vẫn còn nhiều bạn trẻ mê sách, trong đó ghi nhận:

“Giới trẻ ngày nay không thích đọc sách, giới trẻ không coi trọng việc đọc sách..., những nhận định như thế có lẽ sẽ dần được thay đổi.

Thời gian qua, nhiều trường cao đẳng, đại học trên cả nước đã tổ chức "Ngày hội đổi sách" nhằm tạo thêm "sân chơi", đồng thời phát triển văn hóa đọc. "Ngày hội đổi sách" do nhóm Hỗ trợ sinh viên SSG thuộc Trường đại học Kinh tế TP SG tổ chức đã thu hút khá nhiều sinh viên tham gia.

Mới đây, một dự án được các bạn tình nguyện viên lập ra là Book Box, nghĩa là các tủ sách miễn phí nơi công cộng. Mỗi tủ chứa từ 20 đến 30 quyển sách, người đọc có thể lấy một cuốn bất kỳ, được mang về nhà để đọc và họ được khuyến khích đặt vào đó một quyển khác để trao đổi. Hiện nay, dự án đã triển khai tại TP SG, Hà Nội và Đà Nẵng, được nhiều người ủng hộ nhiệt tình, lượng sách trao đổi ngày càng tăng.”

Đúng vậy, còn mê đọc sách là hên rồi. Chỉ sợ tới ngày sách không còn in ra vì không ai đọa, hay là họ chỉ muốn “đọc chùa” trên mạng.

Câu hỏi là, đọc sách gì? Người viết là ai? Trẻ hay già? Nam hay Bắc?

Có bài viết trên VnExpress hôm Thứ Sáu 16/5/2014 kể rằng:

“Hội thảo "Phát triển Văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới" ghi nhận nhiều thành tựu, trong đó có sự phát triển của những "cái tôi" trong văn học hiện đại...

Hội thảo diễn ra trong cả ngày 15/4 tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Đây là hội thảo lớn của Viện Văn học, nhận được 83 tham luận là những công trình nghiên cứu gửi tới tham dự. Nhiều giáo sư, tiến sư, nhà nghiên cứu, phê bình lý luận văn học đã có mặt để phát biểu, lắng nghe và phản biện. 32 tham luận được ban tổ chức lựa chọn để báo cáo tóm tắt.


Hội thảo ghi nhận văn học thời đổi mới là sự thể hiện những cái "tôi" một cách mạnh mẽ. Trước đó, văn học phải làm nhiệm vụ cao cả hơn, hòa vào cái ta chung. Cả dân tộc như một bản đồng ca, khi mà "đọc thơ anh mà tôi ngỡ thơ mình". Từ những năm 1970, văn học đã có dấu hiệu phát triển và thể hiện nhân tố mới, nhưng khái niệm "văn học đổi mới" gắn liền với thời điểm 1986, khi Đảng ta phát động cuộc đổi mới toàn diện. Bước vào thời kỳ này, đội ngũ sáng tác "lên đường đi tìm cái tôi đã mất"...”

Bản tin dài, nhưng chủ yếu hệt như là cái nhìn khoanh vùng ở Hà Nội. Thậm chí, trẻ và già cũng là ở Hà Nội.

Không thấy nói gì về văn học Miền Nam trứớc 1975 (dĩ nhiên, lòng căm thù kéo dài không giấu nổi), rôi tới văn học Miền Nam sau 1975 (tuy hạn chế, nhưng cũng không được nhắc)... vậy thì, văn học ngoài luồng tất nhiên phải ở bên lề.

Báo Thể Thao & Văn Hóa hôm Thứ Bảy 17/05/2014 chiêu rọi hình ảnh khác về hội thảo này:

“Văn học đổi mới từ 1986: 30 năm, không 'điểm danh' được thế hệ?

Hội thảo “Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế” tại Hà Nội sáng 15/5 đặt mục tiêu “tổng kết thực tiễn văn học Việt Nam 30 năm đổi mới”. Nhưng sau 1 ngày hội thảo, bộ mặt 30 năm đổi mới vẫn chưa hiện hình...

...Giới sáng tác đã thực hiện vai trò của họ là viết, nhưng ai sẽ vẽ lại “bộ mặt” này cho công chúng biết nếu không phải là giới phê bình? Văn xuôi thế kỷ 20 ghi nhận Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Nguyễn Tuân… Thơ Mới được Hoài Thanh, Hoài Chân ghi nhận Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử…

Điều đó có nghĩa là, ngay từ thế kỷ 20, giới phê bình đã ý thức được rằng chính họ phải “điểm mặt chỉ tên” các thành tựu. Không ngần ngại và không chậm trễ.

Nhưng văn học từ 1986 đến nay (giai đoạn đổi mới), và rộng hơn là sau 1975, có những tên tuổi tiêu biểu nào? Đằng sau câu hỏi đó vẫn là dấu ba chấm, dù lâu nay giới văn chương vẫn có thói quen kể tên Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Ngọc Tư (văn xuôi)…”

Như thế, thấy rõ, rào cản vô hình vẫn là e ngaị chính trị. Ngay cả các quan chức vẫn không dám nói thẳng ra thành lời hay chữ viết.

Không lẽ không có văn học nào mơi sao? Vậy còn, nhà văn Nhã Thuyên bị thanh trừng là ai? Và Nhóm Mở Miệng là ai? Sao lại nỡ nói rằng “bộ mặt 30 năm đổi mới vẫn chưa hiện hình...”?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xem hát cải lương miễn phí? Chuyện này chỉ xảy ra tại Sài Gòn…
Doanh nghiệp Nhật Bản rủ nhau đầu tư vào nông nghiệp VN…
Bắt đầu quan ngại rồi… xuất cảng rau quả giảm trong năm nay.
Không dưng Việt Nam lại trở thành bãi đáp cho nhiều doanh nghiệp Trung Quốc trốn thuế…Báo Đất Việt kể: Lo Việt Nam thành bãi đáp cho DN Trung Quốc tránh thuế…
Nhà văn Phan Khôi sinh ngày 6 tháng 10 năm 1887. Nghĩa là, vào Chủ Nhật này (ngày 6 tháng 10/2019) là tròn 132 năm ngày sinh của cụ Phan Khôi.
Thường khi đầu tư vẫn có nghĩa là ném tiền lên cho bay theo gió… Chưa hẳn thế, nói đầu tư, có khi tiền vào túi riêng cán bộ và rồi khai đầu tư chưa hiệu quả…
Sinh viên đánh bài trong trường đại học. Đặc biệt đây là trường sư phạm… nghĩa là các thầy giáo tương lai.
Cấm hút thuốc thử nghiệm… hy vọng s4 thêm du khách không ưa thuốc lá.
Chính phủ CSVN bán nước với giá trên trời… làm người dân chới với.
Ngày cxàng khó thổ tại Hà Nội, khó thở tới sinh bệnh đủ thứ…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.