Hôm nay,  

Khi Đất Lìa Xa Dân Nghèo

05/10/200000:00:00(Xem: 4673)
Bạn,
Trong ba năm qua, người dân miền Tây Nam phần đã liên tục hứng chịu sự tàn phá nặng nề của những trận lũ lụt lớn, và nguy kịch hơn là hiện tượng địa chấn gây sạt lỡ nhiều khu dân cư. Nông dân miền Tây bao đời gán bó với mảnh đất làng quê nhưng rồi cuối cùng phải di dời nơi khác với bao khốn khó, vì “đất đã bỏ người” ra đi giữa đại ngàn. Câu chuyện kể với bạn dưới đây dựa theo bài ký sự báo Tuổi Trẻ là một trong hàng ngàn chuyện đau thương ở quê nhà. Người dân xã Vĩnh Hòa, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang đang phải đối đầu với nhiều tai ương. Thua lỗ về giá lúa bị rớt đậm vẫn còn âm ỉ thì người dân xã lại tiếp tục đương đầu với lũ kép, gồng mình với thảm họa sạt lỡ. Những đồng tiền gom góp chắt chiu lại bị xóa lở theo từng khối đất. Những tổn thất do sạt lở gây ra không phải chỉ là những con số, bởi đằng sau đó là những chuyện buồn của những đứa trẻ không còn được tiếp tục cắp sách đến trường, những cuộc đời bi thảm. Xã có 2,378 hộ trong đó có 240 hộ thuộc diện nghèo cùng cực, thảm họa sạt lở đã dồn con số này lên 550 hộ. Giờ thì dân Vĩnh Hòa như ong vỡ tổ. Những ông chủ của những công đất trù phú xưa giờ phải tha phương cầu thực, tiếp tục còng lưng với số phận nghiệt ngã. Khi tình cờ gặp lại người quen, lòng họ lại nhói lên nỗi hoài nhớ cố hương.

Cách đây 3 năm, Vĩnh Hòa đã vay vốn thành lập khu dân cư cho dân vùng sạt lỡ theo phương thức lấy thu bù chi. Nhưng cụm dân cư mới không thu hút được người dân vùng sạt lở vào bởi họ vốn mưu sinh lâu đời bằng nghề sông nước hoặc làm ruộng, làm vườn, nay chỉ còn cái nền nhà làm sao sống nổi. Những hộ nghèo còn trụ lại, mùa khô sống đấp đổi qua ngày bằng các nghề cắt cỏ mướn, hái rau, bắt ốc. Nhưng ngần ấy người, rau ốc nào cho xuể. Mùa nước lũ chỉ còn biết đi giăng câu, mót lúa. Những năm trước câu được con cá ba sa giống bán cũng được 4 đến 5 ngàn đồng, giờ cá ba sa trượt giá chỉ còn 1 ngàn đồng, đội nắng hứng mưa cả ngày có khi chỉ được vài con. Việc kiếm cơm độ nhật càng thêm khốn khó. Một cư dân tên Phú trong chuyến ra khơi vô ý bị dây câu quấn, xác anh bị chìm trong nước lũ. Một cư dân khác tên Sang cũng ra đi như thế, bỏ lại người vợ trẻ vừa mới cưới. Cứ như thế, cuộc sống của người dân nghèo vùng sạt lở này luôn luôn nấp bóng tử thần. Vì túng quẩn, họ gia nhập đoàn quân cửu vạn, đai hàng cho dân đầu nậu. Những người phất lên đổi đời thì không có, người vừa mất đất vừa vướng nợ thì nhiều. Những hộ khá hơn một chút thì mướn đất ở cồn Béo, cồn Dưa Bí, cồn Cỏ để trồng dưa, ngô đậu. Mỗi năm họ phải trả cho chủ đất 300 ngàn đồng/công đất. Đất cồn màu mỡ phì nhiêu nên vụ nào cũng trúng mùa, cứ trồng là có ăn. Nhưng giờ đây, họ lại phập phòng lo khi cồn Béo ngày càng gầy đi.

Bạn,
Một cư dân nhà có 16 công đất rẫy, ngậm ngùi kể: Năm 1993, 1994, mấy công đất bị sạt lở, cả gia đình quay quắt. Năm 1995 thì đất bồi trở lại nhưng chưa mừng được bao lâu thì đất lại bỏ người. Cảm giác đứt ruột, bất lực khi chứng kiến từng công đất ra đi mà không có cách gì níu lại cứ chập chờn đi qua trong từng giấc ngủ. Có những đêm mơ thấy đất sống lại, mừng quá hét lớn, giật mình, thảng thốt còn thấy đôi bàn chân còn nắm chặt vào nhau, đôi bàn tay vẫn còn nóng hôi hổi, nóng như hơi thở của đất.

Ngày xưa, cha ông đã ra sức vẹt lau, phá sậy, trải qua năm tháng mảnh đất càng thêm màu mỡ tạo nên cuộc sống ấm no, đã bao đời cư dân ở đây chưa phải chạy gạo từng bữa. Thế nhưng ngày nay, những mơ ước của cư dân cứ lớn dần theo từng mùa vụ: giá đình có của ăn, của để dành, rồi lo chuyện dựng vợ gã chồng cho con, giờ thì những ước mơ đó nằm lạnh lùng trong làn nước đục.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.