Hôm nay,  

Việt Nam Thiếu Tiến Sĩ?

09/05/201400:00:00(Xem: 4121)

Nhiều đại học treo thưởng cả trăm triệu đông vẫn không tìm được Tiến sĩ... Mình hơi thắc mắc, hôi xưa mình học Đại học, các đại học Sài Gòn chỉ có vài Tiến sĩ thôi, đâu có nhiều như bây giờ, vậy mà cũng ra nhiều học giả bậc thầy.

Thiệt ra, Tiến sĩ gì thì không biết, chớ Tiến sĩ Sử học vẫn đang có đầy khắp Hà Nội... Cụ thể, Tiên sĩ Sử học đầy khắp trong các tòa soạn báo Nhân Dân, và các báo chính phủ.

Bản tin VietnamNet có bản tin “Đại học treo thưởng 200 triệu không tìm được tiến sĩ” kể rằng:

“Sau quyết định dừng tuyển sinh hàng loạt ngành đại học vì thiếu tiêu chuẩn giảng viên, một số trường ĐH đang ráo riết treo thưởng để tuyển đủ thạc sĩ, tiến sĩ cho ngành mở mới. Tuy nhiên, vẫn có những trường không kịp trở tay trước mùa tuyển sinh năm 2014.

Bộ GD-ĐT cho biết, quy định mở ngành đại học, nhà trường phải bảo đảm có đội ngũ giảng viên cơ hữu đảm nhận giảng dạy tối thiểu 70% khối lượng của chương trình đào tạo, trong đó có ít nhất một giảng viên có trình độ tiến sĩ và ba giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký.

Với ngành đào tạo trình độ cao đẳng, điều kiện đội ngũ cũng phải bảo đảm có ít nhất 4 giảng viên có trình độ thạc sĩ đúng ngành đăng ký.

Theo quy định này đã có 207 ngành bị dừng tuyển sinh vì không đủ điều kiện. Đến nay đã có 70 ngành được Bộ GD-ĐT mở cửa tuyển sinh trở lại.”(ngưng trích)

Trong bản tin VietnamNet còn nói về tỉnh Phú Thọ có chính sách ưu đãi đặc biệt:

“Trường ĐH Hùng Vương (Phú Thọ) lấp được chỗ trống giảng viên bằng các chính sách ưu đãi khá mạnh tay: Giáo sư về trường sẽ được hỗ trợ 200 triệu đồng/người, phó giáo sư 150 triệu đồng và tiến sĩ là 100 triệu đồng. Từ năm 2010, UBND tỉnh Phú Thọ duyệt ngân sách khoảng 2 tỉ đồng mỗi năm để giúp nhà trường hút nguồn lực trình độ cao theo đề án của tỉnh nhằm thu hút nhân tài về trường công tác.”

Tiền như thế là nhiều lắm.

Nhưng mình cũng không bàn chuyện đại học làm chi, vì có rất nhiều bí hiểm chỗ này: tại sao nhiều thạc sĩ ra trường vẫn không tìm được việc làm? Trong khi thời mình còn đi học, hơn 4 thập niên trước, hễ có văn bằng Thạc sĩ, tức Cao học, là có việc làm dễ dàng.


Báo Đất Việt, trong số báo năm ngoái, có bản tin tựa đề "Có thạc sĩ loại gì thì cũng thất nghiệp cả thôi"...

Bản tin ĐV kể:

“Vẫn mộng tưởng về một tương lai tươi sáng với những cánh cửa rộng mở để tìm kiếm một công việc ổn định sau khi có tấm bằng thạc sĩ, thế nhưng nhiều bạn trẻ đã vỡ mộng ngay khi cầm hồ sơ đi gõ cửa các cơ quan.

Về quê làm ruộng

Gần nửa năm sau khi tốt nghiệp thạc sĩ loại giỏi ngành Kiểm toán - Kế toán, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, Phạm Trang (27 tuổi, quê Hà Tĩnh) cố bám trụ Hà Nội xin việc nhưng bất thành. Trở về quê, gửi hồ sơ hàng loạt các sở ban ngành trong những đợt tuyển dụng, Trang không hiểu sao hồ sơ vẫn bị loại...”(ngưng trích)

Tại sao? Nhà nước không bao giờ trả lời thứ dân những chuyện như thế. Đó là thạc sĩ loại giỏi của ngành Kiểm toán - Kế toán, tôt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Tại sao như thế? Ngành kế toán còn thực dụng chớ?

Trong khi đó, báo Nhân Dân qua bài viết "Con tin của nhóm cử tri lỗi thời" ngày Thứ Năm 8-5-2014, kể chuyện:

“Thời gian qua, RFA, VOA và một số blog, diễn đàn của các thế lực thù địch, thiếu thiện chí với Việt Nam rùm beng đưa tin, bình luận về cái gọi là "điều trần, hội thảo tự do báo chí cho Việt Nam" tổ chức tại Hạ viện Hoa Kỳ, trụ sở RFA tại Washington...”(ngưng trích)

Báo Nhân Dân muôn viết sử Việt Nam theo kiểu nào? Có muốn tiếng nói của người dân Việt thực sự được tự do ra báo, tự do xuất bản... hay không?

Hãy hỏi các nhà văn trong nước, vì sao học phảỉ thành lập Văn Đoàn Độc Lập, và vì sao bằng Thạc sĩ của nhà văn?Nhã Thuyên Đỗ Thị Thoan bị tứơc mất, và vì sao sa thải cả giảng viên Đỗ Thị Thoan và giáo sư báo sư bảo trợ? Đó là tự do báo chí đó sao?

Các đài RFA, VOA thảo luận về tự do báo chí VN, tại sao Hà Nội lại đòi bưng bít thông tin hệt như hành vi với các nhà văn nêu trên và các nhà giáo đaạ học trong nước?

Hẳn là, nên cấp bằng Tiến Sĩ Sử Học hay Tiến Sĩ Mác Lê Mao cho các bình luận gia báo Nhân Dân, khỏi cần để các đaị học treo giải thưởng 200 triệu đồng để tìm làm chi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nỗi lo thiếu thủy sản… Báo Tiền Phong kể: Các nhà máy chế biến thủy sản thiếu nguyên liệu trầm trọng…
Nước nghèo, dân số tương đối, nhưng rác nhựa lên hàng dư thừa… Đó là chuyện VN.
Cán bộ tưng bừng bia rượu trong giờ làm việc là thường… Bây giờ sẽ bị cấm.
Thủ đô vẫn luôn luôn không giống ai: Hà Nội không thoát nổi ô nhiễm….
“Giang hồ hiểm ác!” là châm ngôn thường được nhắc tới trong các truyện kiếm hiệp của nhà văn Kim Dung. Thực tế giang hồ trong tiểu thuyết và giang hồ ở ngoài đời có lẽ chẳng khác nhau bao nhiêu, như chuyện các tay giang hồ đâm chém nhau tại Sài Gòn, Bình Dương trong mấy ngày qua mà báo mạng VNExpress cho biết dưới đây.
So với mức lương của người dân VN hiện nay thì 1.2 triệu đôla một năm trả cho huấn luyện viên đội tuyển quốc gia VN gốc Nam Hàn Park Hang Seo là rất cao dù so với nhiều nước trên thế giới thì không có gì là cao, nhưng điều lạ là tin này trong nước chưa biết thì Thái Lan, Nam Hàn đã biết
Tại sao phải đợi đến 3 tiếng đồng hồ và phải có thỏa thuận bằng giấy tờ chứ không được nói miệng thì các cơ quan truyền thông mạng mới được đăng lại tin của báo giấy?
Hàng ngàn người dân cư ngụ tại một chung cư tại tỉnh Nghê An đã phải di tản vì chung cư bốc cháy dữ dội, theo bản tin của báo Người Đưa Tin cho biết hôm 6 tháng 11.
Đồng Bằng Sông Cửu Long đang quên đi chuyện nước mặn dâng cao mà tập trung vào cuộc vui lễ hội Ook Om Bok mà trong đó thi đua ghe ngo là hào hứng nhất
Cái gì lâu đời thuộc về văn hóa dù là văn hóa vật thể cũng đều quý hiếm như cây thị 900 tuổi tại Chùa Đồng Phúc thuộc tỉnh Quảng Ninh tại miền Bắc Việt Nam được liệt vào si sản văn hóa của Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.