Hôm nay,  

Cầm Tù Nghĩa Trang?

02/05/201400:00:00(Xem: 4267)
Hình như Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn đang “mượn hoa cúng Phật,” khi nói rằng Nghĩa Trang Quân Đội VNCH Biên Hòa bây giờ nhìn tươm tất là nhờ Bộ Ngoại Giao vận động để chính phủ CSVN chấp nhận cho trùng tu để “hòa hợp hòa giải.” Vì thưc ra trùng tu Nghĩa Trang Biên Hòa là tiền hải ngoại gửi về cho thân nhân tự gia đình trùng tu, và một phần gửi về để hội VAF của ông Nguyễn Đạc Thành làm cho tươm tất -- và cũng chỉ một phần thôi.

Tại sao một phần? Vì thực sự, chính phủ CSVN, hay cụ thể là chính quyền tỉnh Bình Dương không cấp giấy cụ thể để cho phép trùng tu nghĩa trang... Nghĩa là, nói một cách cụ thể: Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa vẫn còn là một nhà giam dưới mặt đất, theo cái nhìn từ Hà Nội.

 Bản tin RFI hôm Thứ Tư 30-4-2014 có tựa đề “Dự án trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa” đã khảo sát về vấn đề naỳ.

RFI nhận định rằng Việc trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa có ý nghĩa hệ trọng đối với tiến trình hòa giải giữa chính quyền Việt Nam hiện nay với cộng đồng người Việt ở hải ngoại, để hướng tới một sự hòa hợp dân tộc thực sự.

Bản tin RFI viết:

“Kể từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975, trong một thời gian dài không ai được vào thăm nơi chôn cất các quân nhân chế độ cũ, bởi nghĩa trang thuộc quyền quản lý của Bộ Quốc Phòng Việt Nam. Cuối năm 2006, Thủ tướng Việt Nam ra quyết định chuyển việc « quản lý khu nghĩa địa Bình An » (tên hiện nay của Nghĩa trang Biên Hòa), cho chính quyền địa phương, ngoài phần 58 hécta đất của khu nghĩa địa được chuyển sang sử dụng vào các mục đích dân sự khác.

Từ đó đến nay, một số thay đổi quan trọng đã diễn ra. Chính quyền đã dần dần cho phép thân nhân các tử sĩ được chăm sóc, sửa sang mộ phần. Đặc biệt là phần trung tâm của Nghĩa trang, đài tưởng niệm Nghĩa Dũng Đài, đã được trùng tu. Việc vận động cho việc trùng tu toàn bộ Nghĩa trang Biên Hòa được âm thầm xúc tiến từ năm 2006-2007. Trong thời gian này, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn, đã có nhiều tiếp xúc với Sáng hội Việt-Mỹ (VAF), trong mục tiêu chung là tôn tạo toàn bộ Nghĩa trang Biên Hòa. Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần đã đến thắp hương tưởng niệm tại Nghĩa trang.

Cho đến nay, chưa có số thống kê chính thức về số lượng và tình trạng các mộ phần tại Nghĩa trang Biên Hòa. Theo một ước đoán, khoảng 2.000 mộ phần đã được chuyển về quê nhà an táng, vì có tin bị di dời, vào thời điểm sau khi Nghĩa trang mới được « dân sự hóa », và trong số hơn 10.00 ngôi mộ còn lại, có đến phân nửa bị mất bia. Nhiều cựu quân nhân hy vọng hài cốt tử sĩ, người chết trong trại cải tạo nằm rải rác ở nhiều nơi, được quy tập về Nghĩa trang.”(ngưng trích)

Thế nhưng, thực tế là, “cho đến nay, chính quyền cũng chưa đưa ra quyết định sau cùng về kế hoạch trùng tu tổng thể Nghĩa trang.”

Nghĩa là thế nào? Nghĩa là chính thức, không có lệnh cho trùng tu, và việc trùng tu trước giờ chỉ là chuyện bỏ lơ cho qua đi.

Nghĩa là, muốn làm khó, muốn xiết lại, muốn ngăn cản lúc nào cũng được... vì có giấy quyết định trùng tu nào đâu.

RFI đã phỏng vấn ông Nguyễn Đạc Thành, một cựu quân nhân Việt Nam Cộng hòa, Chủ tịch Sáng hội Việt-Mỹ (VAF).

Ông Nguyễn Đạc Thành (Houston) giải thích với RFI rằng VAF đã nói với Thứ Trưởng Ngoại Giao Nguyễn Thanh Sơn về trùng tu Nghĩa trang Biên Hòa:

“Tôi trả lời VAF sẵn sàng, khi nào có "giấy phép" của chính phủ, thì VAF sẽ bắt tay ngay. VAF sẽ không gây quỹ, mà kêu gọi sự bảo trợ của tất cả các anh em cựu quân nhân, cũng như các đồng bào, và những người hảo tâm, sẽ đóng góp...

...chúng tôi cần phải có sự chấp thuận ở bên phía Việt Nam, mới đưa ra một kế hoạch toàn bộ, để thảo luận, để làm sao các ngôi mộ trong nghĩa trang được trùng tu cùng một kiểu mẫu, như vậy, sự trang nghiêm của Nghĩa trang vẫn còn tồn tại. Nó là một biểu tượng của Nam Việt Nam, cũng như biểu tượng của một quốc gia Việt Nam bây giờ. Trong cái khó khăn đó, thì cần phải thảo luận giữa chúng tôi, những người làm trực tiếp công việc này, với đại diện Chính phủ, chính quyền Bình Dương, để sao có kế hoạch chung.

Chúng tôi rất mong muốn, nếu đồng bào nào, không có thân nhân, hoặc vì lý do gì đó, mà không có ủng hộ việc trùng tu mộ phần của anh em chúng tôi, thì cũng xin im lặng, để chúng tôi làm được công việc của tình đồng đội với nhau. Đó là tình người, hoàn toàn là mục tiêu nhân đạo, không để chính trị nào ảnh hưởng đến vấn đề này. Riêng về những mộ không có thân nhân, chúng tôi đang cố gắng và đang nhờ anh Lê Thành Ân, làm sao giúp chúng tôi, hướng dẫn chúng tôi cách làm. Chúng tôi cũng thảo luận để xin phép được trùng tu những ngôi mộ không có thân nhân, vì đó là đồng đội của chúng tôi.

RFI: Thưa ông, cái mốc chính sắp tới của VAF là chờ đợi sự trả lời từ phía chính phủ Việt Nam, về dự án trùng tu Nghĩa trang, có đúng không ạ ?

Ông Nguyễn Đạc Thành: Đúng như vậy. Sau khi họp với ông Nguyễn Thanh Sơn, ngày 18/03/2014. Như ông Nguyễn Thanh Sơn đã nói rằng, chúng tôi cứ về trùng tu, bên trong Nghĩa trang, không ai ngăn cản cả. Nếu có ngăn cản, thì gọi ông.

Nhưng tôi nghĩ rằng, chánh quyền địa phương Bình Dương đang quản lý Nghĩa trang, thì chúng tôi phải nhận được sự chấp thuận của tỉnh. Tôi có đề nghị với ông Nguyễn Thanh Sơn, là làm việc với chính quyền Bình Dương, để thành lập một ban đại diện của địa phương, để làm việc với chúng tôi. Chúng tôi đang chờ...”(ngưng trích)

Vậy thì, bác Nguyễn Đạc Thành chờ tới bao giờ? Chúng ta chưa rõ... Tuy nhiên, vì việc trùng tu mộ hiện nay ông Nguyễn Quang Hạnh, hội Nạng gỗ bên Pháp, đã đồng ý sẽ đứng ra thực hiện chương trình thay thế cho VAF, và ông Nguyễn Quang Hạnh trả lời RFI rằng:

“...Nhưng tới bây giờ, tôi thấy công việc này (việc trùng tu) bị đứng lại, vì giữa việc giao thiệp của ông Nguyễn Đạc Thành, cũng như là với chính quyền tỉnh Bình Dương, chưa đi đến ngã ngũ nào hết. Tôi nghĩ rằng, nếu nhà cầm quyền Việt Nam thật sự để cho tu sửa Nghĩa trang Biên Hòa, thì cần có một thông báo rõ ràng để cho những cá nhân làm từ thiện, cũng như hội đoàn làm từ thiện được vào làm những ngôi mộ không có thân nhân. Nếu được như vậy, thì tôi nghĩ việc tu sửa Nghĩa trang Biên Hòa không khó, và cũng không lâu, nếu thực sự có sự muốn hóa giải, muốn đi đến hòa hợp, hòa giải, thì chuyện đó là chuyện đầu tiên. Phải đối xử công bằng với người chết, cũng như người sống, để cho những người có lòng nghĩ đến người chết trong cuộc chiến vừa rồi, như vậy, thì tôi thấy không khó.”(ngưng trích)

Nghĩa là, có phải CSVN vẫn đang trả thù người chết bằng cách không cấp giấy tờ trùng tu?

Hay vì, nghĩa trang cũng là một kiểu trại giam, và vì chưa hết án nên chưa mở cửa trại giam?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kiều hối gửi về Sài Gòn tăng đều đặn… Trong khi đó, chính phủ Mỹ chính thức cho hàng không VNA bay thẳng sang Mỹ…
Hối lộ và nhận hối lộ tới bạc triệu đô… có thể thoát án tử hình bằng cách nộp lại tiền?
Vậy là chuyện hối lộ bạc triệu đô la ra tòa… Chuyện lạ xã hội chủ nghĩa. Có vẻ như phe phái thanh trừng nhau. Không biết có dính tới cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dung hay không.
Kinh tế Việt Nam đang nhập cảng tăng vọt hàng điện tử, máy tính, thiết bị máy móc…
Thị trường Việt Nam sẽ hưởng lợi nhờ chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc? Sẽ có nhiều hãng xưởng Hoa Kỳ rời bỏ TQ để dọn sang VN?
Sản phẩm giả mạo là chuyện bình thường trên thị trường, bắt nhiều rồi cũng sẽ gặp nữa…
Thành phố Sài Gòn giáo dục giới tính sớm cho trẻ em vì sợ những tên dâm tặc quậy phá trẻ em…
Nhà nước hy vọng sẽ hốt bạc nhờ du lịch năm 2020.
Chạy đua nối mạng 5G nhưng chỉ sợ sập bẫy Hoa Vi…
Mắt thần giám sát… Sài Gòn sẽ có các camera giám sát khắp mọi nơi… Bản tin VOH kể rằng TP.SG sẽ lắp thêm hơn 10.000 camera giám sát đến năm 2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.