Hôm nay,  

Vinashin Xin Tiền

26/04/201400:00:00(Xem: 4107)

Chuyện dài như bất tận: các công ty quốc doanh luôn luôn bày mưu tính kế để rút tiền chính phủ. Đơn giản nhất, là xin tiền với lời hứa hẹn sẽ không thua lỗ như các sếp lớn trong quá khứ...

Điển hình tuần này là Vinashin, công ty được hóa thân làm hãng SBIC.

Nhà phân tích Hải Lý trên tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn ghi nhận qua bài tựa đề “SBIC (Vinashin) lại xin cấp tiền!”

Trong đó, TBKTSG nêu sự kiện:

“Từ Vinashin thành SBIC, từ tập đoàn xuống tổng công ty đã là quá trình tiêu tốn ngân sách, làm nghèo đất nước. Nay liệu ngân sách có phải chi thêm tiền để cổ phần hóa SBIC không?

Trên sàn chứng khoán hiện tại có khoảng hơn chục doanh nghiệp niêm yết lỗ lũy kế 2-3 năm, âm vốn chủ sở hữu như Công ty cổ phần Đầu tư, Xây lắp dầu khí Sài Gòn (PSG-Hnx, vốn chủ sở hữu âm 207 tỉ đồng), Công ty cổ phần Ô tô Giải Phóng (GGG-Hnx, âm 61 tỉ đồng), Công ty cổ phần Bê tông Biên Hòa (BHC-Hnx), Công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển (VST-Hose)... Thị giá cổ phiếu của những doanh nghiệp trên khoảng 2.000-3.000 đồng. Trong khi nhiều người tránh xa những cổ phiếu đó, cho rằng chúng không triển vọng gì, một số nhà đầu tư vẫn mua với kỳ vọng doanh nghiệp sẽ vay được vốn, sẽ làm ăn được, trả được nợ và “lấy lại” những gì đã mất.

Đơn cử VST, công ty mà Tổng công ty Hàng hải (Vinalines) sở hữu 60% vốn, lên kế hoạch lỗ tiếp trong năm 2014 và quí 1 vừa qua đã báo lỗ 37 tỉ đồng nữa. VST dự kiến bán tàu để trả bớt nợ, giảm tiền vay. Ngành vận tải biển vẫn đang suy thoái, VST chưa thể gượng dậy. Tuy nhiên, công ty còn đó đội ngũ thủy thủ, tàu bè, phương tiện vận tải... biết là lỗ, song vẫn phải duy trì hoạt động, chờ đợi khủng hoảng qua đi.

Sự chờ đợi đó quá đắt với VST, mà đắt nhất là giá cổ phiếu bị hạ bậc, rẻ như rau, nhưng liệu còn cách nào khác để doanh nghiệp tồn tại? Nếu VST nộp đơn xin giải thể, phá sản bây giờ, các chủ nợ ngân hàng là những người mất tiền trước tiên.

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC, tên cũ là Vinashin) thì không như thế. Để chuẩn bị cổ phần hóa, SBIC vừa có đề nghị lên Bộ Tài chính phương án Nhà nước cấp thêm vốn cho các công ty con dự kiến giữ lại vì hầu hết các đơn vị này đã thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu; miễn giảm thuế và đặc biệt xóa toàn bộ nợ lãi, cộng với xóa thêm 70% nợ gốc vay các ngân hàng nội địa.

...

Từ Vinashin thành SBIC, từ tập đoàn xuống tổng công ty đã là một quá trình tiêu tốn ngân sách làm nghèo đất nước. Nay liệu ngân sách có phải chi thêm tiền để cổ phần hóa SBIC không?”(ngưng trích)

Nếu bạn không nhớ Vinashin là gì, xin nhắc rằng vụ án Vinashin là một trong các vụ án kinh tế lớn nhất từ trước tới nay tại Việt Nam, liên quan tới số tiền thất thoát rất lớn.

Trong vụ án đốt tiền chính phủ naà, một loạt các quan chức của Vinashin bị đưa ra xét xử với tội danh “cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin).

Các quan lớn đốt tiền này là ai? Tất cả đều chức vụ rất cao, vì cấp cao mới đốt tiền được, chứ còn công nhân bình thường lấy đâu ra tiền mà đốt.

Ra tòa đó là sếp Phạm Thanh Bình, nguyên chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Vinashin; là sếp Trần Quang Vũ, nguyên Tổng giám đốc Vinashin; là sếp Trần Văn Liêm, nguyên Trưởng ban kiểm soát tập đoàn; và nhiều sếp lớn nữa...

Tổng kết, vụ án Vinashin gây thất thoát rất lớn cho Việt Nam. Vinashin nổi tiếng với khoản nợ trên 4 tỷ đô la và thành biểu tượng của chính sách 'tập đoàn kinh tế' thua lỗ.

Bây giờ, cạn tiền... lại xin tiền để đốt tiếp.

May mắn, TBKTSG lên tiếng báo động, công chúng mới biết.

Hãy suy nghĩ, đốt mất 4 tỷ đôla, thực ra là rút ruột cũng nhiều để về giấu cho gia đình, con cháu... Con số 4 tỷ đôla này là gần phần nửa, số tiền 3 triệu Việt kiều gửi về hàng năm cho thân nhân.

Nếu hồ sơ xin tiền này lặng lẽ xử lý nội bộ trong Bộ tài Chánh thì sao? Hẳn là tiền bôi trơn cũng nặng vậy... đó là điều có thể ngờ vực.

Ý kiến bạn đọc
29/04/201419:09:10
Khách
Noi tom lai ca be lu tu thu tuong den cac can bo deu la mot lu an cap va an cuop
28/04/201401:27:43
Khách
Nha cam quyên csVN đưa toan nhưng anh "đang viên, can ngo, oc ba đau", nhưng "cocc, tay chan...", nhưng "tên" chi goi "đut lot, dung tiên mua danh, mua chưc ..." lam "chu tich, tong giam đoc" nhưng "tap đoan", nhưng "cong ty lơn quoc doanh" thi bao sao ma ho co thê điêu hanh, leo lai lam cho nhưng tap đoan, nhưng đai cong ty nay co "lơi", "moi ngay mot phat triên" cho đươc ???!!! Đau oc cua cac "ngai chu tich, tong giam đoc" nay chi co kha năng tinh đươc so "phan trăm" tiên "lai qua" cua nhưng hơp đong mua ban, đau thau ... !!! Con nhưng van đê khac như lam sao cho tap đoan phat triên hơn, lam ăn co lai nhiêu hơn, thi hoan toan ngoai kha năng cua qui ngai !!!
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.