Hôm nay,  

Vì Sao Siết Chặt Xuất Bản?

14/04/201400:00:00(Xem: 3348)

Nhìn cho kỹ, chính phủ trước giờ không hề nới lỏng xuất bản, mà chỉ giả bộ làm lơ, giả bộ như đang ngó sang chỗ khác... để quốc tế hiểu rằng tình hình xuất bản ở VN có vẻ như tưng bừng.

Do vậy, chúng ta có thể thấy bất ngờ khi bản tin SGGP có tựa đề “Siết xuất bản, quản liên kết,” như dường VN mình đang có tự do xuất bản.

Tự do thì có nghĩa là tự do ngoài luồng, nghĩa là có thể bị bắt bất kỳ lúc nào...

Bản tin hôm Thư Năm 10-4-2014 của SGGP nêu vấn đề:

“...Luật Xuất bản 2014 và Nghị định 195 có nhiều điểm mới so với luật trước đây. Một trong những chi tiết đáng chú ý trong Nghị định 195 là quy định điều kiện cụ thể để thành lập NXB: phải có trụ sở với diện tích sử dụng hơn 200m², có số vốn ít nhất 5 tỷ đồng… Đây được xem là biện pháp để hạn chế tình trạng nhiều NXB được thành lập nhưng không đủ điều kiện hoạt động, trở thành công cụ để tư nhân, đối tác liên kết lợi dụng. Trong thực tế, có một số NXB chỉ thực hiện được 1 đến 2 cuốn sách, nhiều NXB không vốn, không nhân lực, không trụ sở và dĩ nhiên không có khả năng hoạt động bình thường. Trong điều kiện đó, để tồn tại, các NXB phải lệ thuộc hoàn toàn vào các đối tác liên kết, thậm chí nhiều NXB chỉ làm một việc duy nhất là ký giấy phép, khoán trắng cho đối tác, dẫn đến tình trạng xuất hiện nhiều ấn phẩm sai phạm từ hình thức thể hiện đến nội dung, tư tưởng trong thời gian qua.

Thế nhưng sai phạm trong liên kết xuất bản không chỉ đến từ phía NXB, vì thế luật mới quy định cụ thể 4 hình thức liên kết gồm khai thác bản thảo, biên tập sơ bộ bản thảo, in xuất bản phẩm và phát hành xuất bản phẩm, trong đó, một số trường hợp không được phép liên kết. Cụ thể như trường hợp đối với tác phẩm, tài liệu có nội dung về lý luận chính trị, lịch sử, tôn giáo, chủ quyền quốc gia, hồi ký, nhà xuất bản không được liên kết biên tập sơ bộ bản thảo. Điều này không gây bất ngờ vì đây là những mảng sách quan trọng, có ảnh hưởng phức tạp và trên thực tế đây cũng là mảng sách có những sai phạm, gây dư luận không tốt nhiều nhất trong thời gian qua. Đại diện Cục Xuất bản, ông Hoàng Ngọc Bình, Trưởng phòng Pháp chế, cho rằng việc không cho tư nhân biên tập sơ bộ bản thảo các xuất bản phẩm này mà phải do NXB trực tiếp thực hiện nhằm đảm bảo tính chính xác, đồng thời cũng để các NXB phải có trách nhiệm nhiều hơn trong liên kết xuất bản đúng như tinh thần xã hội hóa xuất bản mà Luật Xuất bản 2014 đã đề ra. Cũng nằm trong việc chấn chỉnh hoạt động liên kết, theo quy định mới, tư nhân liên kết xuất bản sẽ không được ký hợp đồng in trực tiếp các xuất bản phẩm mà họ đầu tư, chỉ có NXB mới được ký hợp đồng này...”(ngưng trích)

Cần nhìn cho kỹ rằng, thực tế VN vẫn có những sách ngoài luồng, in từ các nhà xuất bản ngoài luồng.

Nhà xuất bản ngoài luồng nào?

GS Nguyễn Hưng Quốc trong một bài viết, tựa đề “Vài nét về nhà xuất bản Giấy Vụn” đăng năm 2011 trên VOA đã ghi nhận về các nhà xuất bản ngoaì luồng:

“Việc nhà thơ Bùi Chát, người sáng lập và điều hành nhà xuất bản Giấy Vụn tại Sài Gòn, được Hiệp hội các Nhà xuất bản Quốc tế (The International Publishers Association, viết tắt là IPA) chọn để trao giải Tự Do Xuất bản năm 2011, một lần nữa, khẳng định tầm vóc và ảnh hưởng lớn lao của nhà xuất bản ngoài luồng này.

Thật ra, ở Việt Nam hiện nay có không ít nhà xuất bản ngoài luồng. Được biết nhiều nhất là các nhà xuất bản: Cửa của họa sĩ Trịnh Cung và nhà văn Nguyễn Viện, Lề Bên Trái của nhà văn Đào Hiếu, Tùy Tiện của nhà thơ Bỉm, Minh Châu của nhà thơ Đoàn Minh Châu, Da Vàng của nhà thơ Huỳnh Lê Nhật Tân, Một Mình của nhà văn Cung Tích Biền, Mũi Tên của nhà thơ Liêu Thái, v.v…”(ngưng trích)

Hóa ra, có nhiều nhà xuất bản ngoàì luồng như thế.

Chúng ta chỉ không thể hiểu hết rằng, chính phủ có dự tính bố ráp kiểu nào chăng, sao lại tung ra chuyện “Siết xuất bản, quản liên kết” vào lúc này?

Hẳn là âm mưu nào mới của Ba Đình chăng?

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.