Hôm nay,  

Gian Nan Đường Học

08/04/201400:00:00(Xem: 3270)

Từ xa xưa, ông bà mình đã quý trọng chữ nghĩa. Vì đó là bậc thang để làm quan, để phò vua, để bảo an đất nước.

Ngay cả người không thàh công về đường quan lộ, dân chúng cũng quý trọng -- do vậy, thầy đồ nhà quê cũng là vị trí tôn kính, cho dù thầy chỉ có vài học trò nhà quê, và học phí chỉ là mấy tạ gạo, vài con gà, dăm nải chuối....

Nhưng bây giờ, đường học gian nan hơn nhiều. Chỉ trừ thành phần con quan chức, với thang mây trải sẵn để dọn đường vào Ba Đình, còn thì cô cậu nào cũng vất vả.

Du học sinh cũng thế. Báo Xã Luận cho biết chính phủ Nhật vừa trục xuất 24 du học sinh Việt Nam.

Bản tin XL nói:

“Ngày 3/4, Nikkei Shimbun đưa tin cảnh sát tỉnh Fukuoka đã có quyết định trục xuất 24 du học sinh Việt Nam làm quá 28 tiếng/1 tuần tại một công ty hải sản tươi sống.

Vị chủ tịch công ty trình bày với cảnh sát: "Người VN làm việc rất tốt, chăm chỉ, chính vì thế tôi đã cho phép làm thêm giờ để kiếm thêm thu nhập, vì thực tế học rất khó khăn...".

Cảnh sát tỉnh Fukuoka cho biết, Bộ tư pháp Nhật Bản cho phép các du học sinh người nước ngoài được phép 1 tuần làm thêm 28 tiếng, nếu vượt quá số giờ quy định sẽ được coi là hành vi vi phạm Luật quốc tịch Nhật Bản.”

Luật như thế là hợp lý, vì sẽ không tranh việc làm của công dân Nhật Bản. Tuy nhiên, du học sinh thật sự lúc nào cũng kẹt tiền, thế mới thê thảm.

Ngoài nước là thế, trong nước cũng chẳng vui gì.

Báo Người Lao Động kể chuyện “Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học... trung cấp.”

Tại sao như thế? Chỉ vì, thạc sĩ, cử nhân thất nghiệp quá đông... và cách tìm việc ngắn gọn là vào ngang trung cấp.

Bản tin NLĐ kể:

“30% liên thông ngược

Ở Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, trong số 2.000 học sinh trường tuyển mỗi năm, khoảng 600 người có bằng ĐH, CĐ, thậm chí thạc sĩ - chiếm khoảng 30%. Ông Trần Văn Hùng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết hầu như những người đã có bằng ĐH, CĐ quay lại học trung cấp đều đang thất nghiệp và không thiếu ngành nghề nào...

Tại nhiều trường trung cấp khác, tỉ lệ những người đã có bằng ĐH, CĐ cũng chiếm 20%-30%. Ông Lê Lâm - Chủ tịch HĐQT, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Đại Việt - cho biết năm 2011 có 1.812 học sinh thì 308 người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ và thạc sĩ. Năm 2012 có 1.607 người học thì 304 có bằng ĐH, CĐ.

Ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng, cho biết mỗi năm, trường chỉ tuyển 1.000 học sinh nhưng tới 30% trong số đó đã có bằng ĐH, CĐ. Họ đã tốt nghiệp ở đủ ngành nghề và rất nhiều học viên tốt nghiệp các trường ĐH công lập...

Theo công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quý IV/2013, cả nước có thêm 72.000 lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp. Trong khi đó, chỉ tiêu vào ĐH tăng theo từng năm. Thực tế này khiến không ít người xót xa...

Ông Đặng Văn Sáng tính toán chi phí cho một người học ĐH bình thường không dưới 100 triệu đồng, bao gồm học phí và các chi phí khác. Bốn năm đèn sách ra trường thất nghiệp rồi lại tiếp tục học một nghề để mưu sinh là sự lãng phí rất lớn. Nhiều người trong số đó đang ôm theo cả một khoản nợ lớn mà chưa biết khi nào mới trả được.

Sở dĩ có tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng hệ ĐH, CĐ tăng quy mô tuyển sinh khiến số lượng người theo học hệ này ngày càng nhiều nhưng không cần tính đến nhu cầu nhân lực thật sự mà xã hội đang cần. Ông Đỗ Hữu Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn, chỉ ra rằng năm 2014, chỉ tiêu vào ĐH là trên 400.000, CĐ trên 280.000 và hệ TCCN dự kiến 300.000. Nếu tính thêm chỉ tiêu các hệ vừa làm vừa học, liên thông ở các trường ĐH, CĐ và chính quy trong các trường CĐ, trung cấp nghề... thì có gần 1,1 triệu chỉ tiêu. Như vậy, với tỉ lệ 70% ĐH, CĐ và TCCN 30% thì tỉ lệ cơ cấu này hoàn toàn không hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.”(ngưng trích)

Làm thế nào bây giờ? Chính phủ có chịu tính toán gì đâu, đúng không? Vì quan chức nào cũng chỉ lo cho mình, thì giờ để lo nghĩ kế vơ vét, hơi đâu bận tâm chuyện tương lai...

Hay là, các quan cũng bắt chước chuyện Hoàng Sa, Trường Sa... Rằng chuyện thanh niên thất nghiệp, hãy để cho thế hệ sau tự lo liệu lấy?

Chỉ thương cho các thầy đồ, cô đồ...

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trời hành cơn lụt mỗi năm… bây giờ mưa lụt kéo tới hoài, mới lạ…
Quốc doanh có nhiều dự án đầu tư ra nước ngoài, nhiều dự án có lời đã giảm và các dự án lỗ lại tăng…
Câu chuyện ô nhiễm môi trường càng lúc càng bi thảm… không chỉ thiên nhiên làm cho đời sống gian nan hơn, ngay chính con người cũng làm thêm tệ hại.
Thành Cổ Loa bây giờ còn gì? Vẫn còn đứng vững sau hơn hai ngàn năm? Thực ra là điêu tàn, những vẫn còn đủ để kinh doanh du lịch.
Có ai hài lòng với chất lượng không khí ở hai thành phố lớn không? Có, và có rất ít.
Trong khi đội tuyển Việt Nam thắng đội Indonesia với tỷ số cách biệt, một tin buồn cho ngành du lịch y tế Việt Nam là một Việt Kiều về Sài Gòn căng da mặt và chết cũng vì ca giải phẫu của bệnh viện thẩm mỹ…
Cổ vật rồi cứ chắp cánh bay xa… vĩnh viễn xóa đi những quá khứ văn hóa.
Việt Nam đang có bao nhiêu người mù chữ? Câu trả lời theo thống kê là khoảng một triệu rưỡi người mù chữ.
Cứ vào ngày 11 tháng 10 hàng năm, thế giới lại đón Ngày Quốc Tế Trẻ Em Gái (International Day of the Girl Child), còn gọi là Ngày Trẻ Em Gái (Day of Girls) – một ngày để gây ý thức về các vấn đề mà 1.1 tỷ bé gái trên thế giới phải đối diện, và cũng là ngày để tăng thượng quyền trẻ em, đặc biệt là quyền trẻ em gái.
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn tránh né bảo hiểm xã hội…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.