Hôm nay,  

Giáo Dục Là Nền Tảng

06/04/201400:00:00(Xem: 3763)
Đúng là giáo dục Việt Nam đang có nhiều nan đề, và chỉ hy vọng rằng mọi người cùng nhận ra đúng bệnh để có thể gỡ được.

Chuyện Tiến sĩ dỏm là bình thường rồi, nhưng ở tầm vóc quốc gia... nên mình có bàn cũng như không. Chuyện cô giáo ngồi vào bọc nilon để được đưa qua suối cũng là thường, đành để cho ông Bộ Trưởng Giao Thông hay Cục Cầu Đường lo vậy...

Nơi đây mình sẽ bàn chuyện giáo dục thường xuyên và chuyện lãng phí trong ngành giáo dục.

Thực ra, giáo dục thường xuyên là một khái niệm tuyệt vời. Nhưng nhiều cơ nguy bị lạm dụng.

Tuyệt vời là khi nhà nhà cùng học, người người cùng học... Học hoài, học suốt đời. Đó là nhu cầu giáo dục thường xuyên, theo chính phủ từng nói đó là một “xã hội học tập suốt đời” có khả năng cung cấp cho mọi người, mọi lứa tuổi, cơ hội được chủ động, tiếp thu trình độ học vấn mình mong muốn, đồng thời thành quả học tập đó phải được công nhận và sử dụng một cách thích đáng, vân vân....

Nhưng học suốt đời, cũng không chắc là có đủ trình độ, nếu chỉ học tà tà, học chơi chơi.

Một bản tin trên báo Dân Việt khoảng giữa năm ngoái cho biết: Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2013 kết thúc với con số không vui ở hệ giáo dục thường xuyên (GDTX). Trong đó thấp nhất là Trung tâm GDTX huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng: Chỉ có 18,18% đỗ, tỷ lệ trượt là 81,82%.

Tại sao? Tại sao thi rớt nhiều như thế?

Đa số nói, vì bận công tác nên… không học nổi.

Bản tin ghi lời các thí sinh nói, đa số họ là công chức xã, bây giờ tuổi đã cao, sức khỏe, trí lực cũng có phần “sa sút” nên rất khó đạt yêu cầu trong kỳ thi tốt nghiệp này. Thậm chí có người đã dự thi đến lần thứ 4, thứ 5 nhưng vẫn chưa đạt.

Báo Dân Việt ghi lời lý giải về nguyên nhân tỷ lệ đỗ thấp, một giáo viên ở một trường THPT của huyện Mỹ Xuyên cho biết: “Các TS dự thi là cán bộ cấp xã, thậm chí có cả ở cấp huyện được tuyển dụng từ xưa. Phần lớn đã lớn tuổi, lại bận công tác nên họ rất khó theo học, nếu có học thì cũng bữa được bữa không, không theo kịp chương trình nên việc thi rớt là dễ hiểu”.

Thế nhưng, thông tấn Infonet tuần này đưa ra bản tin có tựa đề “Trượt tốt nghiệp 2013, không thi năm 2014 vẫn đỗ: Bộ GD&ĐT nói gì?”

Đúng vậy, ban không đọc nhầm: khỏi thi, vẫn đậu... mới là tuyệt vời.

Đó là tuyên bố của ông Mai Văn Trinh – Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục và ông giaả thích rằng có thể sẽ có những thí sinh giáo dục thường xuyên trượt tốt nghiệp năm 2013 lại đỗ tốt nghiệp THPT 2014 mà không cần phải thi, điều này cũng đúng, tuy nhiên tỷ lệ này rất ít.

Nếu như thế, hễ thi là lãng phí biết bao nhiêu tiền của.

Câu hỏi là giáo dục thường xuyên có cần thi không? Đẩy thêm câu hỏi xa hơn: Có cần tới trung tâm giáo dục thường xuyên học không, hay hàm thụ qua email hay qua bưu điện là đủ?

Vì nếu khỏi thi mà đậu, sẽ tiết kiệm vô số tiền, tuy là sẽ thiệt hại có phẩm chất nền giáo dục vốn đã khả vấn.

Mặt khác, ngành giáo dục cũng là nơi ném tiền vô tội vạ qua cửa sổ. Thí dụ như ở tỉnh Gia Lai, nơi đã xây trường 90 tỉ đồng rồi bỏ hoang, theo tin của báo Người Lao Động.

Nhưng, có thực là tiền đó lãng phí, hay chỉ là cấu kết chia nhau phần lớn, còn phần nhỏ mới là hoang phế?

Hãy nhớ rằng, lãng phí tiền chỉ là gây tội với một thế hệ... nhưng khi lãng phí trí tuệ, tâm huyết của đồng bào, của trí thức sẽ là gây tội cho nhiều thế hệ, vì sẽ làm cho cả nước lùn đi về mặt trí thức, tâm hồn.

Có phải nhà nước Hà Nội đang lãng phí cả tiền và tâm của cả nước chăng?

Đáng ngờ vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Địa cầu ngày càng nóng hơn, biến đổi khí hậu (BĐKH) gay gắt hơn, biển ngày càng dân cao hơn, nhiều vùng ven biển Việt Nam đang sạt lở tới mức báo động, diện tích nông nghiệp ở nhiều vùng đồng bằng bị biển xâm thực và ngập mặn nhiều hơn…
Kinh tế Việt Nam sẽ tăng chậm lại trong năm 2019, nhưng vẫn là mức tăng nhanh nhất khu vực.
Du khách tới Sài Gòn tăng đều… Tiền thu nhờ du lịch tăng đều…
Du học sinh không muốn về lại Việt Nam… Không ai muốn về cả.
Hít thở cũng là một khó khăn mới tại Sài Gòn… khi không khí bỗng nhiên ô nhiễm hơn.
Giảm giờ làm có nên không? Hầu hết người lao động đều muốn giảm bớt giờ làm việc…
Ngang ngược là kiểu Trung Quốc truyền thống… Hung hăng để chiếm đất, chiếm biển… May mắn thời này còn quốc tế.
Lại mưa lụt Đồng Nai… nơi trước giờ mưa thuận gió hòa so với các tỉnh Miền Trung…
Đòi nợ bằng bạo lực là một hiện tượng đáng sợ tại nhiều thành phố lớn. Đòi nợ thuê là một dịch vụ gây kinh hoàng…
Gần đây, thấy có người gọi Việt Nam là “xứ Đông Lào”… chữ này thoạt nghe hơi khó hiểu, nhưng nghĩ một chặp mới hiểu ra, rằng VN là đất nước phía Đông nước Lào, cũng một dạng chậm tiến y hệt như “chính chủ nước Lào”…
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.